• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho đàn voi nhà Đắk Lắk

    Thứ Ba, 29-08-2023 / 8:49:14 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    302 Lượt xem

    Ngày 12/11/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2362/QĐ về việc phê duyệt “Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020”.

    Kể từ đó đến nay – cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành hữu trách… cho đến mối quan tâm của cộng đồng đã từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn chặn đà suy giảm đàn voi và không ngừng nâng cao sức khỏe, phúc lợi cho 37 cá thể voi còn lại trên địa bàn huyện Buôn Đôn và Lắk.

    Ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết: Trung tâm được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 với mục tiêu bảo tồn và phát triển số lượng cá thể voi hoang dã và voi nhà hiện có trên địa bàn; ngăn chặn các hành vi săn bắn, giết hại voi; cải tạo và khôi phục vùng sinh cảnh sống của quần thể voi; tăng cường năng lực cứu hộ, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sinh sản cho voi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật để ngăn chặn các hành vi buôn bán các sản phẩm và dẫn xuất từ voi, nâng cao ý thức bảo tồn cho người dân, nhất là chủ sở hữu từng cá thể voi nhà.

    Du khách trải nghiệm mô hình du lịch thân thân thiện với voi. Ảnh: Quỳnh Anh

    Đối với voi nhà – theo ông Phước, Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đã nhanh chóng tiến hành cập nhật và quản hồ sơ, lý lịch từng cá thể voi (gồm chủ sở hữu, địa chỉ, tên tuổi voi, nguồn gốc, giới tính… kèm theo bộ nhật ký chăm sóc sức khỏe, sinh sản định kỳ và đột xuất). Theo đó, tiến hành gắn chíp định danh cho mỗi cá thể voi nhà giúp công tác quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe cho đàn voi nhà luôn được đảm bảo. Cũng trong thời gian qua, đội ngũ bác sĩ thú y của Trung tâm phối hợp với cơ quan Thú y vùng V cùng các chuyên gia của Tổ chức Động vật châu Á (AAF) tổ chức hàng chục đợt khám định kỳ và hơn 250 đợt khám đột xuất cho các cá thể voi nhà tại huyện Buôn Đôn và Lắk. Qua đó phát hiện và chữa trị cho số voi bị mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy, bỏ ăn, kiệt sức, bị thương do voi rừng tấn công, viêm khớp… Trong đó có những ca bệnh mà trước đây khiến voi có thể chết do nhiễm trùng đường ruột, hoặc bệnh lao gây ra cũng được chữa khỏi. Đặc biệt từ năm 2020, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhóm bảo tồn voi châu Á, Trung tâm đã thực hiện việc kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý của voi, lấy máu, mẫu phân bệnh phẩm của các cá thể voi bị bệnh, hoặc nghi ngờ bị bệnh gửi đến các cơ quan chuyên môn (Thú y vùng V, Phân viện Thú y miền Trung, Bệnh viện Hòa Hảo) để xét nghiệm về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, vi khuẩn và ký sinh trùng… nhằm tìm ra nguyên nhân, đối tượng gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, khoa học cho đàn voi nhà trên địa bàn Đắk Lắk.

    Mô hình du lịch thân thiện với voi đã đem lại kết quả khả quan, ngày càng nhận được sự ủng hộ cao của cộng đồng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Những cá thể voi tham gia mô hình này đã có sức khỏe và phúc lợi tốt hơn”. Ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk.

    Jose Mourinho

    Trung tâm cũng đã nhiều lần cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn tại Thái Lan, SriLanka, Nepal về chăm sóc thú y và sinh sản cho voi; liên kết, hợp tác mời hơn 122  lượt chuyên gia đến Đắk Lắk để hướng dẫn phương pháp chăm sóc, xử lý các vết thương, điều trị bệnh cho voi nhà; chăm sóc cứu hộ voi hoang dã và cung cấp các tài liệu chuyên sâu về giải phẫu, sinh sản, điều trị bệnh cho voi. Bên cạnh đó, vấn đề bảo tồn khẩn cấp voi Đắk Lắk ngày càng nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế như: Tổ chức Chăm sóc voi quốc tế; Tổ chức Phúc lợi động vật hoang dã, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới; Vườn thú North Carolina tại Mỹ; Vườn thú Rotterdam tại Hà Lan; Trung tâm Bảo tồn voi Thái Lan… Những tổ chức này đã tài trợ cho Trung tâm một số trang thiết bị kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho voi  (lắp đặt cân điện tử cho voi, máy ly tâm 8 ống loại 10 ml và 1ml, ống nhòm protein) dùng để ly tâm tách huyết tương, huyết thanh và kiểm tra nồng độ protein trong mẫu máu của voi; góp sức hoàn thành và đưa vào hoạt động khu hàng rào điện dùng để nuôi dưỡng và chăm sóc voi cứu hộ, theo kiểu bán hoang dã trên diện tích 6.000 m2 tại Buôn Đôn. Theo đó, công tác tập huấn cho các hộ gia đình nuôi voi về kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, nhu cầu dinh dưỡng, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên voi cũng được quan tâm và triển khai thường xuyên. Chủ voi Y Mắk Êban (buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) ghi nhận: Nhờ sự quan tâm trên mà đàn voi nhà ở đây luôn được theo dõi về sức khỏe, ít dần bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

    Voi ở Buôn Đôn được nghỉ ngơi và được chăm sóc tốt hơn trước.

    Thêm nữa, để không ngừng nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho đàn voi nhà Đắk Lắk, hơn hai năm qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á cam kết bảng ghi nhớ chuyển đổi mô hình sử dụng voi nhà (chấm dứt loại hình du lịch cưỡi voi và những hoạt động khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của voi). Được biết từ năm 2022, Tổ chức Động vật châu Á cũng đã hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk triển khai mô hình du lịch sinh thái, thân thiện với voi. Đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có voi tiến tới chấm dứt các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi của voi nhà và những hoạt động gây nguy cơ mất an toàn cho con người.

    Với những bước đi căn cơ, khoa học ấy cùng sự nỗ lực trên, hy vọng đàn voi nhà ở đây sẽ được bảo tồn trong điều kiện, không gian tốt nhất để gìn giữ, phát huy hình ảnh đẹp và tiêu biểu của đại ngàn Tây Nguyên.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 5.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter