• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Thứ Ba, 26-09-2023 / 9:45:28 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    301 Lượt xem

    Đắk Lắk là vùng có địa hình chia cắt với chênh lệch độ cao khá lớn (trung bình từ 400 – 800 m so với mặt nước biển), lại là đầu nguồn của nhiều sông suối nên qua thời gian con người đã tận dụng để xây dựng nhiều công trình thủy lợi, mục đích chung là ngăn và giữ nước tự nhiên tại nơi hợp thủy các con suối để hình thành nên hồ với sức chứa lớn nhỏ khác nhau.

    Ngoài mục tiêu cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, các hồ đập này đã làm thay đổi cảnh quan môi trường và cũng là nguồn tài nguyên cho du lịch sinh thái.

    Ngoài TP. Buôn Ma Thuột là trung tâm tỉnh lỵ, hầu hết trên các huyện, thị xã trong tỉnh đều có nhiều hồ nước. Qua nhiều năm xây dựng, cùng với việc hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nông thôn, những hồ nước này trở thành các điểm thu hút khách tham quan đến ngắm cảnh, nghỉ ngơi, chụp hình lưu niệm, đồng thời ngày càng có nhiều trang trại ven hồ đầu tư hạ tầng, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, ẩm thực, điểm cắm trại, lưu trú gắn với thiên nhiên rất hấp dẫn.

    Du khách đến thăm Thiền viện và thư giãn bên hồ Ea Uy.

    Riêng huyện Krông Pắc có hồ Tân An (trung tâm thị trấn Phước An) và hồ Ea Uy (phía nam huyện, thuộc địa bàn thôn Ea Wy, xã Ea Yông giáp với xã Hòa Tiến). Hồ Ea Uy vốn là một công trình thủy lợi được xây dựng từ năm 2006 với mục tiêu ban đầu là cung cấp nước tưới cho vùng chuyên canh cà phê và lúa nước nam Krông Pắc. Sau một thời gian, do tốc độ đô thị hóa, vùng đất nông nghiệp lân cận dần trở thành các điểm dân cư, vùng phía đông đập Ea Uy nay là thị tứ trung tâm xã Hòa Tiến nên phần diện tích mặt thoáng trên hồ đóng vai trò là một vùng tiểu khí hậu có tác dụng điều hòa không khí và là một điểm nhấn cảnh quan, sinh thái cho cả khu vực.

    Trước đây hồ Ea Uy chưa có cửa xả mà dùng cống ngầm nên trên mặt hồ có một cây cầu thép dẫn ra điểm đóng mở cửa van dưới cống ngầm để cấp nước ra mương tưới. Sau khi nâng cấp vào năm 2021, công trình đã bỏ cống ngầm và cây cầu thép, thay vào đó vừa nâng cấp cao trình hồ chứa và lắp đặt hệ thống đập tràn, cửa xả nên cảnh quan hồ trở nên rộng thoáng, sinh động và hấp dẫn hơn.

    Để trải nghiệm trọn vẹn không gian trong lành của hồ Ea Uy, theo hướng nam, từ trung tâm thị trấn Phước An vào thôn Ea Wy, xã Ea Yông sẽ đến bờ đập, di chuyển hết chiều dài của đập (600 m), qua chiếc cầu nhỏ trên đập cửa xả tràn, rẽ trái theo hướng chân dãy núi ven phía nam hồ là con đường đất, di chuyển chậm dọc theo con đường này ta sẽ được ngắm cảnh hồ nước bao la, từng đàn vịt bám đuôi nhau bơi lội ven hồ. Xa xa phía bên kia là cảnh làng mạc, đồng ruộng thấp thoáng, thu vào tầm mắt người thưởng ngoạn là không khí mát rượi với từng cơn gió nhẹ từ mặt hồ phả lên.

    Thiền viện Trúc lâm Từ Giác nhìn từ chính điện ra hướng hồ Ea Uy.

    Đi hết 1,2 km con đường quanh hình chữ S ven hồ là điểm dừng để bắt đầu tản bộ lên hướng núi. Dãy núi này có tên là Cư Kuin, nơi tọa lạc của Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác. Từ cổng Thiền viện, theo lối đi tam cấp vào cho đến vườn cây bao quanh ngôi chánh điện, du khách đã cảm nhận được sự yên tĩnh, thanh bình.

    Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc khá hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên, trên dãy đồi cỏ xanh kéo dài, thấp thoáng cánh rừng trồng với những hàng thông non mơn mởn thẳng tắp đầy sức sống. Thêm vào đó cảnh trí càng hấp dẫn hơn vì được tô điểm bởi màu sắc của những vườn hoa nhỏ điểm xuyết bao quanh, chính giữa màu xanh ấy là ngôi chùa mái cong, kích thước ngôi chùa vừa phải, xây dựng theo thế “tiền thủ hậu sơn” hoàn toàn không phá vỡ cảnh quan, mà ngược lại trông rất hữu tình và thật thích hợp cho những ai muốn tìm một nơi yên bình sau những giờ căng thẳng ồn ào nơi phố thị.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk ...

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến bạn bè trong nước và quốc tế
  • 3.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 4.

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê
  • 5.

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3
  • 6.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter