• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Những hướng đi triển vọng của du lịch Đắk Lắk

    Thứ Tư, 24-07-2024 / 9:40:39 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    202 Lượt xem

    Nói đến Tây Nguyên, người ta nghĩ đến hai từ văn hóa, gắn liền với lịch sử âm thầm trải dài trên vùng cao nguyên bền bỉ này.

    Nhưng để hiểu thấu và nếm trải văn hóa ấy, cộng đồng cần nhiều “chất xúc tác”, đơn giản nhất là khơi gợi du lịch. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược du lịch Tây Nguyên bền vững chính là cơ hội để cộng đồng xã hội tiếp cận những câu chuyện riêng có ở mỗi vùng đất, con người nơi đây.

    Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho rằng, với sự hội tụ 49 dân tộc anh em, và những bước lịch sử địa phương đã trải, tỉnh Đắk Lắk có nhiều lợi thế đặc thù để phát triển du lịch, những câu chuyện độc đáo để kể… Và có 3 hướng phát triển mà du lịch Đắk Lắk cần khai thác.

    Sức mạnh của du lịch di sản

    Để cộng đồng thực nghiệm được giá trị văn hóa hội tụ Tây Nguyên, theo ông Thái Hồng Hà, du lịch Đắk Lắk cần có “một phim trường lớn” với nhiều điểm nhấn, tụ điểm diễn xướng các giá trị văn hóa tương quan.

    Đó là các điểm dừng chân vừa truyền thống, vừa hiện đại để du khách lưu trú, nghỉ ngơi và khám phá các giá trị văn hóa bản địa, từ nếp ăn, cách nghĩ đến trang phục, đi lại của người dân địa phương. Đó là các điểm diễn xướng những giá trị văn hóa liên quan đến lễ tiết, phong tục các dân tộc anh em, gồm những di sản văn hóa đã được ghi nhận như văn hóa cồng chiêng.

    Âm nhạc Tây Nguyên, kể cả trong quá khứ nhiều năm, đậm nét truyền thống, cho đến những hoạt động văn nghệ thị trường một giai đoạn “thắp lửa sân khấu”, đều cần được duy tôn, bảo vệ. Hội họa, điêu khắc Tây Nguyên, từ những bản màu nguyên thủy đến các bức tượng nhà mồ, đều cần được giữ gìn và lý giải phù hợp cho du khách, khi một lần đến phải được hiểu và nhớ.

    Thác Dray Nur (huyện Krông Ana) hùng vĩ giữa đại ngàn. Ảnh: Huyền Diệu

    Đó còn là những ché rượu cần thơm ngát, những cuốn lá với thịt nướng truyền kỳ, và những giọt cà phê rang xay nguyên chất… để mỗi người trải nghiệm tận hưởng được mỗi cảm khái khác nhau. Người ta phải bắt gặp được ở đây tư thế lịch lãm, tinh tế của người châu Âu khi nâng tách cà phê lên, nhón mảnh chocolate đắng, mà cũng là giọng cười chân chất của người đồng bào khi mời miếng thịt thui lá và tẩm đầy hương mật ong…

    Như thế, trong sách lược phát triển đầu tiên về du lịch Đắk Lắk thời kỳ đổi mới hội nhập, những câu chuyện về quá khứ trầm hùng trong điệu hát sử thi, tiếng cồng chiêng vang động, những câu chuyện hứng khởi về món ăn truyền thống, đặc sản vùng miền Bắc – Trung – Nam đổ về đây theo bước chân di dân… luôn là lựa chọn cần thiết.

    Ông Thái Hồng Hà biểu lộ, du lịch Đắk Lắk đang dần chuyển dịch, nhắm đúng sức mạnh các giá trị di sản truyền thống và văn hóa bản địa, tại từng điểm đến, điểm lưu trú và chương trình hoạt động. Qua đó, địa phương hy vọng sẽ giữ được chân du khách, và phát huy những thế mạnh về chiều sâu trải nghiệm văn hóa của mình.

    Đón đầu du lịch thể thao

    Ông Võ Đình Đoài, Trưởng Phòng Quản lý thể dục thể thao (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk) chia sẻ, trong ba năm lại đây, hướng tổ chức, vận động các chương trình thi đấu thể thao, tổ chức sự kiện thể thao thành tích cao được ngành văn hóa thể thao Đắk Lắk hết sức lưu tâm. Điều này liên quan đến định hướng thay đổi mà lãnh đạo ngành đặt ra, dùng thể thao làm điểm tựa thu hút chất lượng hoạt động cộng đồng địa phương và hướng đến du lịch.

    Đặc biệt với những lĩnh vực thể thao có tính đặc thù, Đắk Lắk đang có những lựa chọn đầu tư thay đổi. Ông Thái Hồng Hà từng đặt vấn đề: là địa phương có địa hình đồi núi, thác rừng độc đáo, tại sao Đắk Lắk không nghiên cứu, đầu tư những loại hình thể thao dị biệt, riêng có, như đua xe mạo hiểm, du lịch khám phá? Đối tượng tham gia các loại hình này, lại không chỉ đơn giản là giới trẻ trong nước, mà còn có thể hấp dẫn rất nhiều nhóm đối tượng yêu thích thể thao mạo hiểm ở nước ngoài tìm đến trải nghiệm, khám phá.

    Bình yên bên hồ Lắk. Ảnh: Hữu Hùng

    Theo ông Đoài, với suy nghĩ thay đổi này, năm 2023, Đắk Lắk đã thành công với giải đua xe địa hình đầu tiên, cuốn hút nhiều vận động viên tầm cỡ thế giới đến tham gia. Đây cũng là lần đầu tiên, công chúng địa phương tiếp cận những hình thức xe đua mạo hiểm độc đáo, hiểu hơn về những cơ hội khai thác du lịch thể thao. “Mỗi vận động viên nước ngoài khi đến các giải đua đặc thù này, sẽ kéo theo thân nhân, bạn bè của họ, và du lịch, những điểm đến của Đắk Lắk sẽ tiếp cận được thêm một lượng lớn du khách quốc tế, những người rất sẵn sàng bỏ chi phí để trải nghiệm những cảm giác mới mẻ. Khai thác du lịch theo hướng này, là cả một cơ hội rất lớn cho tỉnh nhà”, ông Đoài nhận định.

    Dễ thấy thời gian gần đây Đắk Lắk là điểm đến hội tụ của nhiều giải đấu, chương trình thi đấu thể thao của cả nước và khu vực, như các giải thi đấu karatedo, bóng chuyền toàn quốc, đua xe địa hình… Ông Thái Hồng Hà chia sẻ, sắp đến, những ý tưởng về thi bắn cung nỏ, phóng lao, chạy đua vượt chướng ngại được nghiên cứu thành công, thể thao Đắk Lắk chắc chắn sẽ có một diện mạo mới, và theo đó, câu chuyện du lịch địa phương cũng sẽ thật sự hấp dẫn.

    Du lịch canh nông giữa lòng đô thị

    Bên cạnh du lịch di sản, du lịch thể thao, ngành du lịch Đắk Lắk mới đây cũng đưa ra những kết quả đáng ngạc nhiên về du lịch canh nông, loại hình vừa được xem là mới mẻ tại một số tỉnh thành có thế mạnh nông nghiệp.

    Ông Thái Hồng Hà cho biết, thật ra từ năm 2018, với sự hợp tác của ngành nông nghiệp, ngành du lịch Đắk Lắk đã xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái canh nông phục vụ hướng xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn. Theo đề án này, đến năm 2025, địa phương sẽ cơ bản định hình một số loại hình đầu tư vào du lịch dựa trên thế mạnh nông nghiệp, trải nghiệm các loại nông sản đặc thù thuộc riêng địa bàn.

    Cánh đồng lúa tại huyện Lắk dưới chân những ngọn đồi ẩn mình trong sương sớm.

    Cụ thể ở ngay một đô thị lớn như Buôn Ma Thuột, ấn tượng kinh tế nông nghiệp đặc trưng là rất đáng khai thác. Đô thị này, trong thế phát triển hiện đại vẫn gắn liền các điểm đến ấn tượng gắn với cuộc sống buôn làng truyền thống và có các sản phẩm nông nghiệp độc đáo. Những điểm hẹn như buôn Akô Dhông, điểm du lịch Kotam vẫn thể hiện đầy đủ những đặc trưng về văn hóa xã hội nông nghiệp, và các loại sản phẩm đặc thù như rượu cần, mật ong rừng… khai thác tại đây luôn cuốn hút du khách. Nếu mở rộng những không gian giao lưu khám phá này ra các vùng phụ cận như Cư M’gar, Cư Kuin… với các điểm đến là trang trại cà phê, hồ tiêu, vườn ca cao… để du khách tìm hiểu rõ hơn kiến thức nông sản đặc hữu, chắc chắn bản sắc du lịch Tây Nguyên tại địa phương sẽ được khai thác hữu hiệu.

    “Chúng ta có thể đưa du khách đến các buôn truyền thống, cùng người dân học làm nương rẫy, thu hoạch cà phê hay bắt cá suối…, rồi đưa họ tham quan các công xưởng chế biến chuyên sâu nông sản như sản xuất chocolate, hạt điều; cuối cùng đưa du khách đến các điểm mua sắm, giới thiệu hàng hóa nông sản, thưởng thức hương vị nông sản… Kể cả những món quà lưu niệm để du khách mang theo, cũng sẽ được nghiên cứu chế tác hợp lý, từ vật phẩm gia dụng, văn phòng phẩm mang hình nhà dài, tượng đá Tây Nguyên, đến các loại hạt, hình ảnh trái cây…”, ông Thái Hồng Hà tâm đắc chia sẻ.

    Trong ý tưởng của những người tham gia hoạt động du lịch Đắk Lắk, cả một thế giới khác biệt về đời sống con người địa phương, gắn với các loại nông sản đặc thù sẽ được thiết kế để thật sự vẽ ra một trường liên tưởng lớn, vừa độc đáo khác biệt, vừa rất gần gũi mọi người, chứng minh du lịch canh nông chính là hướng đi đầy tiềm năng!

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3
  • 5.

    Tuyên truyền Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Tuyên truyền Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 6.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter