Anh Y XIM NDU: Thị trấn Liêng Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk
Xin chào đoàn leo núi của chúng ta ngày hôm nay! Đoàn chúng ta ngày hôm nay gồm có 10 thành viên và năm người hỗ trợ để vận chuyển đồ đạc. Hành trình của chúng ta là tiếp tục mình là chinh phục đỉnh núi cao khoảng 1700m so với mực nước biển. Đỉnh núi có tên là Yang Lắk với ý nghĩa của người bản địa thì rằng có nghĩa là xa xưa, thuở sơ khai vị thần đã khai sinh ra và cai quản cho vùng đất này đất này của người đồng bào. Ở đây chúng ta sẽ đi hỗ trợ nhau hỗ trợ nhau trên hành trình chờ đợi và chờ đợi nhau và nghỉ ăn trưa ở độ cao khoảng 1000m. Buổi chiều nghỉ ngơi và tiếp tục hành trình đi trong khu rừng rộng. Chiều nay, 15h chúng ta sẽ đến điểm cắm trại ở gần đỉnh núi. Ngày mai tiếp tục chúng ta sẽ săn mây chụp hình vào và xuống núi
Trong chuyến đi, men theo các bìa rừng, băng qua những con suối và rẫy cà phê của người bản địa, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống núi rừng.
Chị TRẦN THỊ NGỌC ANH: Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk: Qua chuyến đi, tôi có thêm những trải nghiệm và những người bạn. Tôi cũng cảm thấy vượt qua được giới hạn bản thân, vì núi không quá cao, nhưng hành trình rất vất vả, vì vậy, mọi người hỗ trợ và hoàn thành chuyến đi 2 ngày 1 đêm.
Sau những hành trình khám phá núi rừng, đến với Tây Nguyên, ẩm thực của người bản địa là một nét đặc sắc thu hút nhiều du khách gần xa.
Đến với Lăk, chúng ta không thể bỏ lỡ việc thưởng thức Ẩm thực của đồng bào M Nông. Cũng như nhiều dân tộc tại Tây Nguyên thì người đồng bào M’nông từ xa xưa đã tạo cho mình nhiều món ăn dân dã. Hôm nay cùng chúng tôi khám phá các món ăn đặc sắc tại Tây Nguyên qua lời giới thiệu của anh Y Lâm Đăng Bing
Chào anh, xin anh giới thiệu các món ăn đặc sắc của người M Nông ạ?
Anh Y LÂM ĐĂNG BING: Thị trấn Liêng Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk
Đối với người M’ nông có rất nhiều món ăn đặc biệt ở trên bàn hôm nay có một số món ăn thường ngày của người đồng bào như: như gà nướng cơm lam, cá lóc nướng, lá bép, cá suối chiên, canh măng núi lửa.
Canh măng núi lửa, cái tên nghe rất lạ, anh có thể giới thiệu về món ăn này cũng như cách chế biến tên gọi được không ạ?
Anh Y LÂM ĐĂNG BING: Thị trấn Liêng Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk
Điều đặc biệt của canh măng núi lửa là khi mình nấu xong thì màu sắc các nguyên liệu hòa quyện thành màu hơi đỏ, nhiều người dân bản địa có thể gọi là canh măng đỏ. Nhưng mình chọn cái tên là canh măng núi lửa. Cách chế biến cũng đặc biệt hơn khi mình lựa chọn măng cành chứ không phải măng gốc. Ngoài ra một nguyên liệu quan trọng là nước tro bếp. Đây không phải là tro bếp hằng ngày mà phải lựa chọn có thể là đốt từ cây cỏ tranh hoặc có thể là cây chuối hoặc cây kơ nia. Mỗi loại cây cho ra một vị khác nhau. Vì từ xa xưa khi chưa có muối thì người dân thường dùng tro bếp để nêm nếm vào thức ăn đậm đà hơn và vô tình khiến cho món ăn trở nên ngon hơn, biến màu đỏ như thế này.
Có thể thấy, những gia vị của núi rừng đã khiến cho những món ăn trở nên đặc sắc hơn tạo nên nét ẩm thực của đồng bào Mơ nông. Xin cảm ơn những chia sẻ của anh vừa rồi.
Ngoài tham quan, trải nghiệm nét đặc sắc bản địa, ẩm thực thì du khách không thể quên việc tận hưởng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng như là sợi dây để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.
Anh NGUYỄN ĐOÀN TÚ: Hình thức du lịch kết hợp với văn hóa của người bản địa rất hay, mình cũng thích cồng chiêng Tây Nguyên vì âm sắc, giai điệu hay, phù hợp với khung cảnh núi rừng
Âm vang cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Việc quan tâm phát huy các phong tục tập quán truyền thống của người dân địa phương.. tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ góp phần phát triển du lịch và đem lại sinh kế lâu dài cho người dân bản địa tại đây./.