TP. Hồ Chí Minh và Tây Nguyên hợp tác chiến lược trên 5 lĩnh vực du lịch, thương mại, nông nghiệp, khoa học công nghệ, y tế giáo dục.
1. Về phát triển du lịch
– Hai bên tiếp tục triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch. Trong đó, tập trung tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội chợ, triển lãm, các sự kiện và lễ hội của các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh – Tây Nguyên sẽ triển khai quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phần mềm du lịch thông minh
– Xây dựng và công bố trang thông tin điện tử về du lịch; triển khai bộ nhận diện thương hiệu du lịch; triển khai quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phần mềm du lịch thông minh; phối hợp đào tạo nguồn nhân lực du lịch…
2. Kết nối cung – cầu, xúc tiến đầu tư – thương mại
Sản phẩm OCOP của vùng Tây Nguyên sẽ được xúc tiến quảng bá tại thị trường TP. Hồ Chí Minh
– Hai bên tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo kết nối cung – cầu, xúc tiến đầu tư – thương mại để thu hút được những nhà đầu tư chiến lược lớn vào đầu tư các dự án trọng điểm.
– Hỗ trợ xây dựng thu thập hệ thống thông tin thương mại hai chiều về thị trường hàng hóa cho doanh nghiệp; giới thiệu và quảng bá thương mại, tìm kiếm đối tác xuất khẩu.
– Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong vùng đưa sản phẩm hàng hóa vào tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.
– Nghiên cứu, hỗ trợ các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đến khảo sát đầu tư vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn của địa phương để ký kết, bao tiêu sản phẩm…
3. Khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực
Mới đây, TP. Hồ Chí Minh ký kết hợp tác về phát triển khoa học công nghệ cho tỉnh Đắk Nông
– Hai bên cùng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ môi trường để phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
– Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
– Phát triển hạ tầng số, nhân lực số, cơ sở dữ liệu và chia sẻ các nền tảng dùng chung cho hệ thống hành chính và cộng đồng doanh nghiệp.
– Xây dựng cơ chế kết nối các trường đại học, các viện, các trung tâm đào tạo nhân lực theo yêu cầu.
– Hỗ trợ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh trong vùng…
– Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ môi trường để phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
– Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
– Phát triển hạ tầng số, nhân lực số, cơ sở dữ liệu và chia sẻ các nền tảng dùng chung cho hệ thống hành chính và cộng đồng doanh nghiệp.
– Xây dựng cơ chế kết nối các trường đại học, các viện, các trung tâm đào tạo nhân lực theo yêu cầu.
– Hỗ trợ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh trong vùng…
4. Phát triển y tế, giáo dục
TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên trong đào tạo chuyển giao kỹ thuật trong phẫu thuật và điều trị
– TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ, giúp đỡ ngành y tế các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đào tạo chuyển giao kỹ thuật trong phẫu thuật và điều trị kỹ thuật cao; thực hiện chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
– Hai bên phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh triển khai việc phê duyệt Đề án “Khám chữa bệnh từ”, xa giai đoạn 2020-2025…
5. Lĩnh vực nông nghiệp
Các bên phối hợp triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn
– Hai bên tăng cường quảng bá xúc tiến thương mại cho nông sản, sản phẩm OCOP của vùng Tây Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh. Tây Nguyên hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hệ thống siêu thị của TP. Hồ Chí Minh đến khảo sát vùng sản xuất để ký kết, bao tiêu sản phẩm.
– Hai bên phối hợp triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn; liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic…
Ngoài những nội dung trên, các bên đã ký kết hợp tác một số lĩnh vực song phương như:
1. TP. Hồ Chí Minh – Kon Tum: Phát triển năng lượng tái tạo, cây dược liệu; phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
2. TP. Hồ Chí Minh – Gia Lai: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây dược liệu; công nghiệp chế biến, công nghiệp phát triển năng lượng tái tạo; du lịch.
3. TP. Hồ Chí Minh – Đắk Lắk: Phát triển năng lượng tái tạo; công nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê; phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, trung chuyển hàng hóa; phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng bản sắc văn hóa dân tộc.
4. TP. Hồ Chí Minh – Đắk Nông: Thu hút các nhà đầu tư có năng lực để phát triển ngành du lịch; liên kết trong chế biến, tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Nông; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5. TP. Hồ Chí Minh – Lâm Đồng: Phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; nông nghiệp công nghệ cao; liên kết tiêu thụ nông sản.