Trong đó, điểm nhấn là việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng.
Theo thể lệ Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2022, các đoàn tham gia phải đảm bảo các điều kiện: Diễn tấu các bài cồng chiêng truyền thống với bộ cồng chiêng bằng đồng, bằng tre, đàn đá…; diễn tấu các nhạc cụ dân tộc kết hợp với cồng chiêng.
Bên cạnh đó, biểu diễn hát dân ca (đơn ca, song ca hoặc tốp ca), phần đệm phải sử dụng bằng cồng chiêng hoặc nhạc cụ dân tộc.
Ngoài ra, các đoàn tham gia phải biểu diễn múa truyền thống kết hợp với diễn tấu chiêng hoặc có phụ họa một đoạn ngắn trong nghi thức lễ hội. Phần trình diễn trích đoạn nghi lễ, lễ hội phải đúng với truyền thống và tín ngưỡng của các dân tộc…
Chương trình biểu diễn của mỗi đoàn từ 35 đến 40 phút theo lịch của Ban Tổ chức, tham gia ít nhất 3 loại hình trình diễn nhạc cụ, hát dân ca, dân vũ và trình diễn trích đoạn nghi lễ, lễ hội.
Đối tượng tham gia là nghệ nhân, diễn viên quần chúng đang sinh sống, học tập và làm việc tại các địa phương trong tỉnh, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, có đủ sức khỏe để tham gia liên hoan.
Trong đó, khuyến khích các đoàn thành lập đội chiêng từ nhiều lứa tuổi khác nhau trong thành phần đoàn tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ II.