Ảnh minh họa
Theo Nghị quyết, cụ thể sẽ cấp chiêng cho ít nhất 50 đội chiêng, cấp trang phục cho đội văn nghệ tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng; Đến năm 2025, phấn đấu có 100% buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có đội chiêng, đội văn nghệ; Phấn đấu đến năm 2025, 100% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng; Phấn đấu đến năm 2025, 100% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với các hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng; Lập Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phấn đấu đến năm 2025, 100% các Trường Dân tộc Nội trú tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng; Phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh các Trường Dân tộc Nội trú mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình vào những dịp lễ, kỷ niệm quan trọng của đất nước, địa phương, đơn vị và cộng đồng.
Các hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng như: Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các sự kiện quan trọng của đất nước, địa phương, ngày hội, hội thi, hội diễn, liên hoan, trưng bày, triển lãm, thông tin lưu động ở địa phương, khu vực, toàn quốc và quốc tế, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng. Phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu gắn với sinh hoạt văn hóa cồng chiêng (buôn vui chơi, buôn ca hát, tổ chức liên hoan văn hóa cồng chiêng, liên hoan dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc từ tỉnh đến cơ sở); nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, khai thác, truyền dạy và nâng cao hiệu quả sử dụng các bài chiêng cổ của dân tộc tại chỗ Êđê, M’nông trong sinh hoạt cộng đồng. Bảo tồn buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. ây dựng mô hình điểm buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Hỗ trợ trang thiết bị bên trong nhà văn hóa cộng đồng buôn đồng bào dân tộc thiểu số (bàn, ghế, âm thanh, ánh sáng, trang trí khánh tiết, cấp chiêng, trang phục, nhạc cụ truyền thống và một số vật dụng có liên quan) để duy trì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, gắn với mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng. Cấp chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng, đội văn nghệ tiêu biểu ở buôn đồng bào dân tộc thiểu số để duy trì tập luyện, tham gia sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, góp phần bảo tồn di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đội ngũ cán bộ làm văn hóa tại địa phương. Hỗ trợ nghệ nhân cồng chiêng Có chế độ thăm hỏi, động viên các nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và các nghệ nhân tiêu biểu khác vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên đán. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn với cồng chiêng. Lập Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hệ thống hóa tư liệu văn hóa cồng chiêng và hình ảnh các bộ chiêng cổ trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng. Tổ chức đưa di sản văn hóa cồng chiêng vào Trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, hát kể sử thi, dân ca, dân vũ, chế tác nhạc cụ dân tộc trong các Trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động giao lưu tôn vinh văn hóa cồng chiêng. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.