Du lịch năm 2025 được các chuyên gia dự báo là không chỉ giới hạn trong những hành trình khám phá địa danh mà còn là sự hòa quyện giữa công nghệ, bảo vệ môi trường và cảm hứng cá nhân.
Ngày 07/01/2025, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã có Công văn số 54/CDLQGVN-QLXT gửi các sở quản lý du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp hàng không, du lịch, khách sạn thông báo dự kiến Kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2025.
Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.
Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Khảo sát Agoda ghi nhận du khách Việt ngày càng ưu tiên dành thời gian cho gia đình và tìm kiếm sự thư giãn sau nhịp sống bận rộn. Khảo sát cũng cho thấy xu hướng du lịch kết hợp làm việc từ xa đang ngày càng phổ biến với du khách Việt Nam.
Du khách Việt và khách du lịch châu Á ngày càng chú trọng đến các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm cùng gia đình và khám phá những điểm đến mới lạ.
Dựa trên tài nguyên, con người và văn hóa Việt Nam kết hợp với chuyển đổi số, ngành du lịch hoàn toàn đủ khả năng đạt tăng trưởng hai chữ số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 5672/BVHTTDL-VP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2025: Đón từ 22 – 23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 120 – 130 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu từ du lịch khoảng 980 – 1.050 nghìn tỷ đồng. Đây được xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch sau những biến động lớn.
Hai vùng đất với hai thế mạnh bổ trợ “biển – rừng” đã tạo nên hành trình trải nghiệm đặc sắc “lên rừng – xuống biển”. Sự kết hợp này không chỉ phát huy tiềm năng du lịch của từng địa phương mà còn tạo động lực để phát triển ngành “công nghiệp không khói” một cách bền vững và sáng tạo hơn.
Sáng ngày 1/1/2025, tại sân bay trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, hãng hàng không Vietnam Airlines đã phối hợp với các tỉnh thành tổ chức chương trình chào đón những hành khách đầu tiên của năm 2025.
Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ Bế mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên 2024, khép lại một năm đầy thành công trong việc quảng bá và phát triển du lịch.
Chiều 20/12/2024, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Phú Yên năm 2024 đề xuất những phương hướng, giải pháp tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương trong năm 2025.
Khi công nghệ ngày càng đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội mang tên Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa của từng quốc gia.
Các hoạt động du lịch mạo hiểm như leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động… ngày càng phổ biến với giới trẻ, đặc biệt thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du lịch 2017 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở du lịch địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các ban, ngành liên quan.