Khi ở nhà, trong khi phụ huynh “bù đầu” với công việc thì các con cũng bận rộn với các bài tập về nhà. Chính vì vậy, du lịch là khoảng thời gian giúp cả gia đình cùng thư giãn đầu óc và có những hoạt động chung trong việc khám phá những vùng đất mới.
Thay vì những công việc tách biệt, những cảm xúc khác biệt, những cuộc phiêu lưu này giúp cả nhà cùng nhau trải nghiệm sự háo hức, sự mới mẻ cùng nhau. Đó chính là sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình. Hơn thế nữa, những kỳ nghỉ gia đình thời thơ ấu mang đến nền tảng hạnh phúc cho trẻ.
Các con sẽ học được cách trân trọng cuộc sống hơn sau khi đặt chân tới những vùng đất mới. Theo đó, trẻ em sẽ nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng, thay vì nhìn theo quan điểm cá nhân như trước. Việc đi du lịch và quan sát cuộc sống của những con người khác nhau giúp trẻ em hiểu hơn về hoàn cảnh sống khác nhau của mỗi người. “Con trẻ sẽ hiểu rằng vấn đề của chúng hóa ra chỉ là một hạt cát giữa đại dương mênh mông này”.
3. Du lịch sớm giúp trẻ rèn luyện khả năng thích nghi
Khi đi du lịch, trẻ buộc phải thoát khỏi “vùng an toàn” như ở nhà. Lịch trình bị xáo trộn, khí hậu khắc nghiệt, những món ăn lạ… đều có thể coi là thách thức mới đối với trẻ. Khi đi du lịch, con trẻ buộc phải đối mặt với những tình huống mà chúng chưa từng gặp phải khi ở nhà. Chính vì vậy, việc đi du lịch giúp trẻ làm quen tốt hơn với môi trường mới. Ngoài ra, du lịch cũng mang lại điều kiện thích hợp để trẻ thử sức với những trải nghiệm, hoạt động mới. Đây cũng là cách để trẻ có thể chuẩn bị cho những thay đổi lớn trong cuộc sống sau này.
4. Làm quen với một thế giới “không công nghệ”
Việc khám phá những vùng đất mới giúp trẻ quên đi sự hiện diện của những thiết bị thông minh. Nhờ vậy, trẻ học được cách sáng tạo trong chuyến đi, tự khám phá và học hỏi dù không có điện thoại, ipad…
Thực tế cho thấy, khi không có sự hiện diện của những thiết bị điện tử, lũ trẻ sẽ tìm được nhiều niềm vui thú vị khác xung quanh chúng. Tuy nhiên, để trẻ có thể thỏa sức vui chơi và sáng tạo nhất, bố mẹ có lẽ cũng nên tạm cất điện thoại khi đi du lịch để cùng tận hưởng và tham gia những trò chơi của con.
5. Trẻ học được tính tự lập
Cho trẻ đi du lịch từ nhỏ là một cơ hội để bé rèn luyện tính tự lập và thích nghi nhanh với môi trường mới. Điều này vô cùng có ích khi cho sự phát triển của trẻ về sau. Chẳng hạn như trẻ tự sắp xếp hành lý của mình trước khi khởi hành hoặc tự mang balô ra sân bay là những cơ hội cho con tăng cường các đức tính này.
6. Phát triển kỹ năng tư duy và tầm nhìn
Chắc chắn rằng, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm thú vị đối với du khách nhí. Nếu bố mẹ chú ý sẽ nhận ra rằng, sau mỗi chuyến đi bé sẽ linh hoạt và vui tơi hơn, đặc biệt lời nói và hành động của trẻ sẽ “trưởng thành” hơn rất nhiều. Qua chuyến đi, trẻ sẽ học ở cha mẹ một cách vô thức lối cư xử, suy nghĩ như quá trình đến sân bay, việc sắp xếp hành lý… Đây sẽ là dịp bạn dạy dỗ con mình thực tế và hiệu quả hơn cả. Bên cạnh đó, khi đi du lịch, trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị, nhiều sự vật, mở mang tầm nhìn về con người, xã hội, cuộc sống, trẻ sẽ phát triển tư duy, liên kết các vấn đề tốt và có tầm nhìn xa hơn. Nhờ vậy, trẻ cũng hình thành kỹ năng tư duy tốt hơn.
7. Trẻ học được cách kiên nhẫn
Đi du lịch ở những nơi đông người, con bạn sẽ gặp cảnh xếp hàng và chờ đợi đến lượt làm thủ tục tại sân bay, mua vé lên cáp treo, hay mua đồ ăn…Du lịch dài ngày sẽ chứa đựng vô vàn thú vị. Tuy nhiên, du lịch dài ngày cũng dễ phải đối mặt với những thách thức, không hề đơn giản nhất là đối với trẻ em như các vấn đề sức khỏe, say tàu xe, thời tiết nóng gay gắt, trời lạnh thấu xương, tắc đường, xe hỏng giữa đường… Trải qua những điều này, trẻ sẽ học được sự kiên nhẫn, nhẫn lại và tự chăm sóc bản thân trên đường du lịch.
Kiên nhẫn là một đức tính tốt có được do rèn luyện, không tự nhiên mà có. Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi là một điều vô cùng khó khăn. Biểu hiện của con thường là sốt ruột, nôn nóng. Những lúc như thế, cha mẹ hãy gương mẫu, đừng gắt gỏng, bực bội, cùng con thực hiện quy định. Đi du lịch là cơ hội để dạy con những hành vi ứng xử văn hoá, giáo dục trẻ thành người tử tế trước đám đông./.