• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Doanh nghiệp du lịch cả nước đứng trước nguy cơ phá sản

    Thứ Năm, 17-06-2021 / 2:26:54 Chiều
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    187 Lượt xem

    Nếu có những cơ chế đặc thù, ưu đãi giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trước mắt thì sẽ góp phần tạo động lực vực dậy các ngành, lĩnh vực liên quan…

    Hơn 500 tàu du lịch Hạ Long nằm
    Hơn 500 tàu du lịch Hạ Long nằm “đóng băng” tại bến.

    Sau thời gian cố gắng cầm cố, thanh lý để trả nợ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp mảng lữ hành, du lịch cũng đang tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ để có thể tồn tại và giữ chân đội ngũ lao động nòng cốt. Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển lĩnh vực kinh doanh nhưng đã cạn vốn. Khó chồng khó khi phần lớn số doanh nghiệp này đều đã có khoản nợ với ngân hàng, gần như mất khả năng chi trả trong giai đoạn hiện tại.

    Ngày 14/6, đại diện Chi hội tàu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết các doanh nghiệp sở hữu hơn 500 tàu du lịch của tỉnh này đã gửi đơn tới Thủ tướng Phạm Minh Chính. “Doanh nghiệp không còn cách nào khác phải kêu gọi sự giúp đỡ từ Nhà nước, xin Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ, cứu giúp các doanh nghiệp khỏi bờ vực phá sản vì dịch bệnh Covid-19 này”, Chi hội tàu du lịch Hạ Long cho biết.

    Chi hội tàu du lịch Hạ Long cho biết hơn một năm qua, phần lớn 500 tàu du lịch trên vịnh Hạ Long phải nằm bờ vì đói khách, ảnh hưởng đến thu nhập của hàng nghìn người lao động. Không những vậy, hàng tháng các chủ tàu vẫn phải trả các chi phí khác như tiền lương, bảo hiểm xã hội, đặc biệt là tiền vay ngân hàng. Hiện vốn vay chiếm đến 70% vốn đầu tư cho các dự án.

    Phần lớn tàu du lịch trên vịnh Hạ Long phải nằm bờ vì đói khách, ảnh hưởng đến thu nhập của hàng nghìn người lao động.
    Phần lớn tàu du lịch trên vịnh Hạ Long phải nằm bờ vì đói khách, ảnh hưởng đến thu nhập của hàng nghìn người lao động.

    Theo đó, đại diện các doanh nghiệp đưa ra nhiều phương án xin hỗ trợ tài chính, như: Giãn tiến độ trả nợ gốc và lãi vay đối với các dự án vay đóng tàu du lịch. Thời gian đề xuất giãn từ 10 – 15 năm kể từ ngày Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc Thủ tướng công bố hết dịch.

    Đồng thời, Chi hội tàu Du lịch Hạ Long cũng đề xuất được hỗ trợ cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp bởi sau thời gian chống dịch, các doanh nghiệp đều lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt. Một khoản vốn lưu động thực sự có ý nghĩa giúp doanh nghiệp khởi động lại hoạt động kinh doanh thuận lợi.

    Cũng đối mặt với những khó khăn tương tự, bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Tp.HCM cho biết: “Ngành du lịch vốn lao đao, chưa thể phục hồi nay đang bị tê liệt hoàn toàn, một số doanh nghiệp đã phá sản. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ không thể trả được nợ, lãi vay, cùng với việc chưa xác định được thời gian đón khách quốc tế trở lại nên khó khăn sẽ kéo dài”.

    Trước tình hình đó, ngày 15/6, Hiệp hội Du lịch Tp.HCM đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND Tp.HCM và các đơn vị liên quan kiến nghị mở rộng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch Covid-19.

    Theo Hiệp hội Du lịch thành phố, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả, miễn, giảm lãi, phí…, quy định các doanh nghiệp được ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 12 tháng nhưng thực tế các doanh nghiệp du lịch rất khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, trong khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát vẫn đang diễn biến rất phức tạp.

    Ngành du lịch vốn lao đao, chưa thể phục hồi nay đang bị tê liệt hoàn toàn. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ không thể trả được nợ, lãi vay, cùng với việc chưa xác định được thời gian đón khách quốc tế trở lại nên khó khăn sẽ còn kéo dài.

    Hiệp hội Du lịch thành phố kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND Tp.HCM và các đơn vị liên quan nghiên cứu, sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch. Cụ thể, kiến nghị giảm lãi suất vay đang áp dụng; không áp dụng chuyển nhóm nợ; ân hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ…

    Là một thành phố có thế mạnh về du lịch, các doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị tâm thế khi mà dịch bệnh tái bùng phát trở lại. Tuy nhiên, dịch bệnh xuất hiện đúng vào mùa cao điểm du lịch khiến nhiều doanh nghiệp vốn đã gặp khó vì những thiệt hại trong năm 2020, giờ tiếp tục thêm khó khăn.

    “Du lịch tại thành phố Đà Nẵng hiện gần như không hoạt động. Chưa lúc nào, nguy cơ đổ bể kinh doanh, mất trắng cơ hội làm ăn lại đe dọa trực tiếp các doanh nghiệp du lịch của Đà Nẵng như hiện nay khi mọi điều kiện kết nối trong ngoài, mọi tích lũy vốn có, mọi khả năng huy động của họ đều đã cạn kiệt,” ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết.

    Nhiều khu nghỉ dưỡng vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa kịp thu hồi thì đã tạm thời phải đóng cửa.
    Nhiều khu nghỉ dưỡng vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa kịp thu hồi thì đã tạm thời phải đóng cửa.

    Hiệp hội Du lịch Tp.Đà Nẵng đã đề xuất nhiều giải pháp với thành phố để hỗ trợ người lao động ngành du lịch trong giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19 như: triển khai những gói cứu trợ mới dễ tiếp cận cho người lao động; giải cứu doanh nghiệp bằng các chính sách tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay; có chính sách khuyến khích thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát và du lịch được phục hồi…

    Theo ông Cao Trí Dũng, để xoay chuyển tình hình, dĩ nhiên các doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách tự cứu, nhưng việc thực thi ngay các giải pháp để giảm tải, giảm áp lực cho doanh nghiệp đang trong tình cảnh sợi mành treo chuông hiện nay là vô cùng cần thiết. “Không kịp hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đến nơi đến chốn đều sẽ khiến cả hệ thống đổ vỡ ngay,” ông Dũng nhấn mạnh.

    Nguồn : VNeconomy
    Tin liên quan
  • Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

    Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 tăng vượt trội

    Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 tăng vượt trội

  • Xu hướng du lịch ở Việt Nam 2023

    Xu hướng du lịch ở Việt Nam 2023

  • Việt Nam lọt top điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2023

    Việt Nam lọt top điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2023

  • Tin mới
  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

    Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 tăng vượt trội

  • Du lịch Lào kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2023

  • Xu hướng du lịch ở Việt Nam 2023

  • Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

  • Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

  • Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt

  • Việt Nam lọt top điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

    Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

  • Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

    Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

  • Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

    Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter