Cũng theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á tiếp tục tăng trưởng mạnh, là động lực chính cho sự phục hồi lượng khách quốc tế. Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt. Nhiều thị trường ở châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh do hiệu quả từ chính sách thị thực và xuất nhập cảnh mới áp dụng từ tháng 8/2023, theo Tổ Quốc.
Kỳ vọng đón 18 triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2024
Năm 2023, du lịch Việt Nam khẳng định vị thế là một trong những điểm đến được yêu thích hàng đầu thế giới. Với những nỗ lực không ngừng trong truyền thông, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi cho đi lại du lịch…, Việt Nam đã vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu và nhiều lần được truyền thông báo chí quốc tế vinh danh, ca ngợi là điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Đáng chú ý, Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”, lần thứ 5 liên tiếp được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á”. Với những nỗ lực nhằm xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành Du lịch và thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ của toàn ngành, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã lần thứ 4 được trao danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á”.
Trong năm 2023 ngành du lịch trong đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt 57% so mục tiêu ban đầu và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12-13 triệu lượt). Khách nội địa đạt 108 triệu lượt, vượt 6% so kế hoạch năm 2023. Tổng thu từ du lịch ước đạt 678.000 tỷ đồng, vượt 4,3% so kế hoạch năm 2023.
Tiếp đà phát huy thế mạnh, năm 2024, ngành Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch ước đạt 850.000 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành Du lịch cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy công tác hoạch định chính sách, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn, tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch…
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam dẫn thông tin Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong năm 2024, du lịch Việt Nam sẽ tham gia Hội chợ ITB tại Berlin (Đức), Hội chợ du lịch quốc tế tại Hàn Quốc, Hội chợ ASEAN – Trung Quốc, Hội chợ du lịch quốc tế Trung Quốc (CITM), Hội chợ du lịch thế giới (WTM)… Cùng với đó là các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại nước ngoài, dự kiến tại Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ…
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đón các đoàn doanh nghiệp, báo chí, người có tầm ảnh hưởng quốc tế tại một số thị trường du lịch trọng điểm khảo sát du lịch, gồm các đoàn Famtrip, báo chí thị trường Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), ASEAN, châu Âu, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Dự báo doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD
Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với mức của năm 2019.
Thông tin trên Vietnam+, doanh thu du lịch toàn cầu được dự báo sẽ đạt 5.800 tỷ USD trong năm 2024, đánh dấu mức tăng 139,6% so với thời kỳ trước đại dịch vào năm 2019.
Đây là nội dung báo cáo được công bố tại Hội nghị Du lịch quốc tế diễn ra tại thành phố Wellington, New Zealand.
Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với mức của năm 2019.
Cùng với đó, báo cáo kêu gọi nỗ lực của ngành du lịch toàn cầu biến những thách thức từ tiến bộ công nghệ và biến đổi khí hậu thành cơ hội tăng trưởng, chủ động kết hợp các yếu tố để định hình lại ngành du lịch.
Hội nghị thượng đỉnh du lịch Fragrant Hills 2024, diễn ra trong các ngày 22-23/4, do Liên đoàn các thành phố du lịch thế giới (WTCF) và Hội đồng thành phố Wellington đồng chủ trì.
Hội nghị thượng đỉnh năm nay có chủ đề “Thúc đẩy du lịch thành phố bền vững: Đổi mới và nâng cao,” bao gồm các bài phát biểu quan trọng, thảo luận nhóm và hội chợ du lịch, cùng nhiều nội dung khác.
Các cuộc thảo luận tập trung vào đổi mới phát triển ngành du lịch toàn cầu trong kỷ nguyên mới.
Hội nghị có sự tham dự của 400 quan chức chính phủ, các đại diện tổ chức du lịch, các công ty khởi nghiệm du lịch và các chuyên gia từ 42 quốc gia và khu vực.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Sima Hong, Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng WTCF và Phó Thị trưởng Bắc Kinh, nêu rõ du lịch nổi lên như một ngành trụ cột cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và an toàn trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng hiện nay.
Bà Sima kêu gọi tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế sâu sắc hơn trong các ngành văn hóa và du lịch, cam kết phát triển xanh và cải thiện trải nghiệm du lịch dựa vào các giải pháp công nghệ, nhằm thúc đẩy sự ổn định, khả năng phục hồi và thịnh vượng của ngành du lịch.