• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Hợp lực “biển – rừng” để du lịch phát triển

    Thứ Năm, 02-01-2025 / 2:54:28 Chiều
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    70 Lượt xem

    Hai vùng đất với hai thế mạnh bổ trợ “biển – rừng” đã tạo nên hành trình trải nghiệm đặc sắc “lên rừng – xuống biển”. Sự kết hợp này không chỉ phát huy tiềm năng du lịch của từng địa phương mà còn tạo động lực để phát triển ngành “công nghiệp không khói” một cách bền vững và sáng tạo hơn.

    Liên kết để hấp dẫn du khách

    Ngày 24/4/2022, lãnh đạo các tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2022 – 2027. Đây là một bước tiến quan trọng, tạo tiền đề cho việc liên kết phát triển du lịch vùng, giúp quảng bá hình ảnh du lịch của từng địa phương, đồng thời xây dựng các sản phẩm liên vùng đặc sắc, phát huy tối đa giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

    Việc liên kết du lịch giữa các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên chính là sự kết hợp giữa hai vùng đất có đặc điểm bổ trợ lẫn nhau: miền Trung nổi bật với những bãi biển trải dài, còn Tây Nguyên tự hào với đại ngàn xanh thẳm và văn hóa bản địa đặc sắc. Hành trình “lên rừng – xuống biển” là một sản phẩm đầy tiềm năng, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của các địa phương.

    Trong năm 2024, các tỉnh đã tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch chung. Điểm nhấn nổi bật là gian hàng chung tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024, mang chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên giao hòa cùng biển cả”. Không gian này không chỉ giới thiệu các sản phẩm du lịch độc đáo mà còn tạo cơ hội để các tỉnh quảng bá hình ảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước.

    Việc liên kết du lịch giữa các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên chính là sự kết hợp giữa hai vùng đất có đặc điểm bổ trợ lẫn nhau.
    Việc liên kết du lịch giữa các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên chính là sự kết hợp giữa hai vùng đất có đặc điểm bổ trợ lẫn nhau.

    Kết quả của những nỗ lực liên kết đã được minh chứng rõ nét. Năm 2024, doanh thu du lịch của cả 6 tỉnh đều tăng trưởng mạnh mẽ: Bình Định đạt hơn 25.000 tỷ đồng, tăng 55%; Gia Lai đạt 890 tỷ đồng, tăng gần 13%; Đắk Lắk thu 1.255 tỷ đồng, tăng hơn 21%; Kon Tum đạt 890 tỷ đồng; Phú Yên thu 8.000 tỷ đồng, tăng 62% và Quảng Ngãi đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng 30%.

    Theo TS. Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, liên kết du lịch giữa 6 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có lợi thế lớn nhờ sự bổ trợ giữa biển cả và đại ngàn. Các địa phương đều sở hữu tài nguyên đặc thù và đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển chung.

    Hướng đến sự liên kết chặt chẽ

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc liên kết du lịch giữa hai khu vực vẫn còn nhiều hạn chế. Các hoạt động hợp tác giữa các địa phương còn thiếu tính đồng bộ, rời rạc và chưa duy trì được thường xuyên. Việc tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch chung để tạo ra các sản phẩm liên vùng hấp dẫn vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Sự phối hợp giữa hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu các chương trình du lịch mang đậm dấu ấn vùng miền.

    Ngoài ra, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch chung của 6 tỉnh vẫn chưa được triển khai. Kinh phí dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, đặc biệt trong các sự kiện quốc tế. Điều này khiến các tỉnh chưa thể tổ chức các chương trình xúc tiến quy mô lớn để thu hút du khách nước ngoài.

    Một thách thức khác không nhỏ là phần lớn các doanh nghiệp du lịch trong khu vực đều có quy mô nhỏ, nguồn vốn ít, chưa đủ năng lực tham gia vào các hoạt động liên kết lớn. Hiệp hội du lịch tại các địa phương cũng gặp khó khăn trong việc kêu gọi nguồn kinh phí để tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá…

    bên cạnh những kết quả đạt được, việc liên kết du lịch giữa hai khu vực vẫn còn nhiều hạn chế.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, việc liên kết du lịch giữa hai khu vực vẫn còn hạn chế.

    Theo nhiều chuyên gia trong ngành du lịch, để tăng cường hiệu quả liên kết, các tỉnh trong khu vực cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung phát triển sản phẩm du lịch liên vùng độc đáo. Mỗi địa phương cần tận dụng thế mạnh riêng để xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, tạo dấu ấn riêng cho vùng; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước: Các tỉnh cần hợp tác tham gia các sự kiện quảng bá lớn, đặc biệt tại các thị trường quốc tế tiềm năng, nhằm giới thiệu sản phẩm du lịch của vùng đến với khách quốc tế; Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp địa phương: Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp và hiệp hội du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch liên vùng.

    Bên cạnh đó, các tỉnh cũng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ tiếp cận nguồn vốn và các chương trình xúc tiến, quảng bá; Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao: Đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, hướng tới cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách; Tăng cường phối hợp tổ chức các sự kiện chung: Xây dựng chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch liên vùng mang tính đặc thù, hấp dẫn để thu hút du khách trong và ngoài nước…

    Có thể nói, liên kết phát triển du lịch duyên hải miền Trung – Tây Nguyên không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là chìa khóa để nâng tầm du lịch Việt Nam. Với sự nỗ lực và đồng lòng từ các địa phương, tương lai ngành du lịch khu vực này hứa hẹn sẽ tiếp tục tỏa sáng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước.

    Nguồn : Thời báo Ngân hàng
    Tin liên quan
  • Cơ hội vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam

    Cơ hội vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam

  • Đề xuất 5 nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du lịch thông minh

    Đề xuất 5 nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du lịch thông minh

  • Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

    Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

  • Sáp nhập tỉnh – cơ hội cho du lịch MICE bứt phá

    Sáp nhập tỉnh – cơ hội cho du lịch MICE bứt phá

  • Tin mới
  • Chúc mừng kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2025)

    Chúc mừng kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2025)

  • Cơ hội vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam

    Cơ hội vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam

  • Sáp nhập tỉnh: Đắk Lắk thêm nhiều điểm du lịch “hot”

  • Kết nối biển xanh với đại ngàn

  • “Khoác áo mới” cho hồ Lắk

  • Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma Thuột

  • Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

  • Các tuyến đường cho phép xe hợp đồng khách du lịch lưu thông vào các điểm du lịch, bảo tàng, cơ sở lưu trú du lịch trong thành phố Buôn Ma Thuột

  • Nâng cao kỹ năng phục vụ buồng phòng cho nhân viên ngành du lịch Đắk Lắk 

  • Châu Âu cảnh báo khẩn đến khách du lịch về loại virus nguy hiểm lây nhiễm cho hàng ngàn người

  • Tin trong tỉnh
  • Sáp nhập tỉnh: Đắk Lắk thêm nhiều điểm du lịch “hot”

    Sáp nhập tỉnh: Đắk Lắk thêm nhiều điểm du lịch “hot”

  • Kết nối biển xanh với đại ngàn

    Kết nối biển xanh với đại ngàn

  • “Khoác áo mới” cho hồ Lắk

    “Khoác áo mới” cho hồ Lắk

  • Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma Thuột

    Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma ...

  • Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

    Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 2.

    Đắk Lắk Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ hè năm 2025

    Đắk Lắk Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ hè năm 2025
  • 3.

    DANH SÁCH CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÍNH ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÍNH ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 4.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 5.

    Đắk Lắk tham gia nhiều hoạt động đặc sắc nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 năm 2025 tại ...

    Đắk Lắk tham gia nhiều hoạt động đặc sắc nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
  • 6.

    Khám phá ‘thác Bay’ dưới chân núi Chư Mư

    Khám phá ‘thác Bay’ dưới chân núi Chư Mư
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter