• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Làng trăm tuổi giữa lòng Pleiku

    Thứ Tư, 24-02-2021 / 9:59:21 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    499 Lượt xem

    Plei Ơp là ngôi làng trăm tuổi của đồng bào J’rai, nằm giữa lòng thành phố Pleiku, Gia Lai. Ngôi làng đặc biệt ở chỗ, ‘cơn bão’ đô thị hóa không làm nó suy suyển.

    Bản sắc riêng còn một chút này

    Khi tôi ngỏ ý muốn viết một bài về làng Ốp, anh bạn đồng nghiệp ở TP Pleiku gật đầu tán thưởng, và nói thêm: “Plei tiếng J’rai nghĩa là làng, Plei Ơp là làng Ốp, làng đồng bào J’rai. Nằm trên địa bàn phường Hoa Lư, TP Pleiku. Toàn bộ cư dân trong làng vẫn là người J’rai, chưa bị pha trộn. Vì thế, tất cả mọi thứ, từ phong tục tập quán, văn hóa, sinh hoạt, vẫn đậm sắc J’rai.

    Cái hay ở chỗ, mặc dù nằm gần như ở trung tâm TP Pleiku, nhưng Plei Ơp không bị mai một văn hóa truyền thống hay đô thị hóa. Đây là một trong số 7 ngôi làng truyền thống của Tây Nguyên được nhà nước chọn để bảo tồn”.

    Cổng làng Ốp. Ảnh: Phúc Lập.

    Cổng làng Ốp. Ảnh: Phúc Lập.

    Anh bạn dẫn tôi vào làng Ốp, gặp già làng Siu Chel (tên khác là Siu Núi), là một trong 2 nghệ nhân khắc tượng gỗ J’rai ở Plei Ơp. Sinh ra, lớn lên ở ngôi làng trăm tuổi này, ông Siu Cheh là một trong những “cây đa cây đề” về văn hóa truyền thống của đồng bào J’rai. Ông Siu Chel đã ngoại thất thập, mái tóc bạc trắng, vầng trán cao, đôi mắt lanh lợi, làn da rám nắng, săn chắc.

    Nghe tôi trình bày lý do gặp, ông Siu Chel hồ hởi: “Thế thì thích lắm, Nhà nước quy hoạch Plei Ơp làm làng Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng rồi, đồng bào thích có nhiều người ở khắp nơi đến tham quan, hiểu về văn hóa truyền thống J’rai và ăn nhiều món ngon của người J’rai. Tôi sẽ dẫn nhà báo đi tham quan một vòng”.

    Dạo bước trên đường làng Ốp, cảm giác yên bình đến lạ, khác hẳn không khí ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị. Âm thanh chủ đạo nơi đây là tiếng rừng lao xao, tiếng chim vỗ cánh và tiếng cười giòn tan của lũ trẻ đang nô đùa. Thật lâu mới nghe được âm thanh của một chiếc xe gắn máy.

    Nhà Rông - 'trái tim' của người J'rai. Ảnh: Phúc Lập.

    Nhà Rông – “trái tim” của người J’rai. Ảnh: Phúc Lập.

    Mặc dù nằm trong lòng thành phố Pleiku, nhưng Plei Ơp lại được bao bọc bởi thung lũng Ia Lâm và 2 con suối Ia Nin và Ia Năk ngày đêm róc rách. Cũng nhờ 2 con suối này mà những đất đai ở Plei Ơp màu mỡ, cây trái, hoa màu tươi tốt.

    Đứng ở TP Pleiku nhìn xuống làng Ốp, thấy trước mắt là một vùng lòng chảo sâu, rộng, ông Siu Chel cho biết, đây vốn là miệng núi lửa đã phun trào, nguội tắt từ hàng triệu năm trước. Bên trong lòng chảo, là quần thể kiến trúc gồm nhà rông, nhà sàn, nhà mồ…

    Giữa làng là ngôi nhà Rông J’rai, mái cong cao vút với cây nêu phía trước. Nhà rông là “trái tim”, là biểu tượng về đời sống tinh thần của đồng bào J’rai, quần tụ xung quanh là những ngôi nhà ở của đồng bào. Mọi sinh hoạt văn hóa, tinh thần, lễ hội, đều diễn ra tại khu vực nhà rông.

    Già làng, nghệ nhân tạc tượng Siu Chel: 'Tượng khắc gỗ là nét văn hóa đặc sắc của người J'rai, có thể trưng ở nhà mồ, nhà Rông, nhà ở'. Ảnh: Phúc Lập.

    Già làng, nghệ nhân tạc tượng Siu Chel: “Tượng khắc gỗ là nét văn hóa đặc sắc của người J’rai, có thể trưng ở nhà mồ, nhà Rông, nhà ở”. Ảnh: Phúc Lập.

    Cách nhà Rông không xa là khu trưng bày 54 tượng gỗ điêu khắc của 2 dân tộc J’rai và Bahnar, tượng mô tả mọi mặt đời sống sinh hoạt của dân làng như trình diễn cồng chiêng, trống, múa xoang, trồng trọt, săn thú, uống rượu cần.

    “Tượng gỗ thường trang trí ở nhà mồ, sao mình lại trưng bày ở nhà Rông?”, tôi hỏi nghệ nhân Siu Chel. Ông giải thích: “Không phải đâu. Tượng gỗ điêu khắc J’rai được trang trí nhiều nơi: nhà mồ, nhà rông, nhà dài, và cả nhà ở nữa, chứ không phải chỉ nhà mồ mới có tượng. Nhưng tượng ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Trưng bày ở nhà rông, nhà dài, hay nhà ở thì tượng có hình dáng, khuôn mặt vui vẻ. Còn tượng khắc cho nhà mồ có mặt buồn, chống cằm, ôm đầu hay khoanh tay… Đây là loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên đấy”.

    Mừng trước đổi thay, nhưng còn đó trăn trở

    Theo tài liệu của Sở VH-TT&DL Gia Lai thì làng Ốp được thành lập khoảng năm 1927. Còn theo lời già làng Siu Chel thì: “Làng có từ khi nào chẳng ai biết rõ. Chỉ biết là hồi đó, có già làng tên Ốp, đưa dân bản đi tìm vùng đất mới lập nghiệp. Khi đến đây, thấy vùng đất cây cối tốt tươi, đất đai màu mỡ, nước suối rì rào chảy ngày đêm, cá lội tung tăng, ông quyết định dừng chân, hạ trại, chặt cây làm nhà, lập làng.

    Từ đó đến nay, người J’rai đã trải qua hàng trăm mùa lên rẫy trồng trỉa, Pei Ơp vẫn vẹn nguyên. Nhưng nay Plei Ơp đã trở thành làng du lịch văn hóa, sẽ đón rất nhiều khách mỗi ngày, sẽ có nhiều loại hình kinh doanh… liệu văn hóa truyền thống J’rai có bị mai một?

    Giọt nước (mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra) gắn liền với văn hóa truyền thống của người J'rai nói  riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Lê Hưởng.
    Giọt nước (mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra) gắn liền với văn hóa truyền thống của người J'rai nói  riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Lê Hưởng.

    Giọt nước (mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra) gắn liền với văn hóa truyền thống của người J’rai nói  riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Lê Hưởng.

    Trước trăn trở này của tôi, già làng Siu Chel khẳng định: “Không đâu. Người J’rai rất coi trọng văn hóa truyền thống của mình. Mình yêu con mình, con tim, con mắt mình thế nào thì cũng yêu văn hóa truyền thống như thế. Những thứ đó đã ăn sâu vào trong máu rồi, không có gì làm thay đổi được đâu. Người J’rai yêu mọi thứ trong ngôi làng của mình, từ giọt nước, con suối, con đường, đến cây rừng… yêu như chính đứa con mình đẻ ra vậy”.

    Tìm gặp anh Rơh Mah Hur, Bí thư Chi bộ làng Ốp để hỏi thêm về tương lai làng du lịch Plei Ơp, anh nửa mừng, nửa trăn trở: “Plei Ốp nằm trong lòng thành phố từ bao lâu nay rồi, nhưng không thay đổi đâu, bản sắc văn hóa của người J’rai mình thì không mất đi được đâu. Nay nhà nước quy hoạch làm làng du lịch văn hóa, đầu tư đường sá cho làng, bà con thích lắm. Người dân trong làng vốn chỉ quen với công việc nương rẫy, nay cũng bắt đầu tham gia làm du lịch. Thanh niên trai tráng trong làng được đào tạo làm hướng dẫn viên, đưa khách đi tham quan. Phụ nữ nấu các món ăn truyền thống mời du khách. Từ khi phát triển du lịch, cuộc sống của người dân trong làng cũng được cải thiện đáng kể. Nhưng mà hiện nay bà con vẫn còn khó khăn lắm…”.

    Bà Đinh H’Nhai, một trong những người nấu rượu cần truyền thống ngon nhất làng Ốp, với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ảnh: Phúc Lập.

    Bà Đinh H’Nhai, một trong những người nấu rượu cần truyền thống ngon nhất làng Ốp, với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ảnh: Phúc Lập.

    Ở khu nhà rông, chúng tôi gặp nghệ nhân cồng chiêng Rơ Chăm Geh, ông hồ hởi: “Vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật, hay khi có đoàn khách đến làng, tôi lại được biểu cồng chiêng. Ngày xưa cồng chiêng chỉ mang ra biểu diễn trong những dịp quan trọng của dân làng, như lễ lúa mới, bỏ mả, cúng giọt nước…mỗi lần biểu diễn cồng chiêng xong, thấy hưng phấn lắm, tinh thần sảng khoái, quên hết mệt nhọc”.

    “Làm du lịch vậy có sợ văn hóa J’rai bị mai một, hay đồng hóa các nền văn hoá khác không?”, tôi hỏi nghệ nhân Rơ Chm Geh. “Khách đến đây sẽ thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Jrai như cơm lam gà nướng, lợn rừng gác bếp, tép gói lá chuối, ba chỉ một nắng, lòng gà xào cà đắng, lá mì xào. Và thưởng thức các lễ hội truyền thống đặc trưng của người J’rai như cồng chiêng, lễ cúng nhà rông, lễ bỏ mả… tất cả đều trong văn hóa của người J’rai, không bị mai một, đồng hóa đâu”, Rơ Chăm Geh nói.

    Bạn tôi trầm tư: “Được đầu tư, Plei Ơp sẽ phát triển. Nhưng cũng lo đấy. Vì tác động của cơ chế thị trường. Nhiều nghệ nhân vẫn còn đó, nhưng người ta biểu diễn cho khách để kinh doanh, chứ không phải phục vụ tinh thần bà con. Mai này, những giai điệu cồng chiêng có còn làm lòng người đắm say, thổn thức như xưa? Nhà sàn, nhà rông, nhà mồ hãy còn nhưng thưa vắng, lại có nguy cơ bê tông hóa. Ngày càng ít những người trẻ biết làm rượu cần truyền thống như bà Đinh H’Nhai, nhà ông Siu Dach, ngày càng ít những nghệ nhân làm nhà rông, đan lát, tạc tượng, kể khan…”.

    Già làng Siu Chel: 'Người J'rai yêu văn hoá truyền thống như yêu đứa con mình đẻ ra, nên dù có làm du lịch, cũng không mai một cái văn hoá cha ông để lại đâu'. Ảnh: Phúc Lập. 

    Già làng Siu Chel: ‘Người J’rai yêu văn hoá truyền thống như yêu đứa con mình đẻ ra, nên dù có làm du lịch, cũng không mai một cái văn hoá cha ông để lại đâu”. Ảnh: Phúc Lập. 

    “Plei Ốp có diện tích hơn 182ha, nằm trên địa bàn phường Hoa Lư, TP Pleiku. Hiện nay, dân số của làng là 127 hộ, 635 khẩu, chỉ còn 2 hộ nghèo. 4 năm liền, làng Ốp đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa và hơn 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm. Đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của người dân làng Ốp bây giờ đã nâng cao, chẳng thua gì cư dân ngoài phố thị Pleiku”, anh Rơh Mah Hur, Bí thư Chi bộ làng Ốp.

    Nguồn : NNVN
    Tin liên quan
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

    Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

    Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

    Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk ...

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến bạn bè trong nước và quốc tế
  • 3.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 4.

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê
  • 5.

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3
  • 6.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter