Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến đầu tháng 3 vừa qua, có khoảng 4 triệu người nhiễm bệnh Covid-19, song việc lây nhiễm dịch trong nước là chủ yếu, chiếm tới 99,7%; chỉ có 0,3% là từ người nhập cảnh. Do đó, chúng ta nên mạnh dạn mở cửa, không sợ số lượng lây nhiễm từ người nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng vẫn phải cảnh giác với biến chủng mới. Đồng thời cho rằng, đối với hoạt động du lịch nới lỏng nhưng không buông lỏng, bởi có mở cửa mới có khách du lịch. Nới lỏng toàn bộ song phải có dự phòng đồng bộ, bệnh tới đâu cách ly tới đó, không còn cách ly xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Khẳng định 5K là cần thiết, nhưng cần linh hoạt. Phải ứng dụng công nghệ thông tin để thông tin xuyên suốt giữa các tour, thông tin về ca bệnh, phòng dịch bệnh trong du lịch. Ông Trần Đắc Phu cho rằng:
Mỗi hoạt động nên xây dựng hướng dẫn đặc thù riêng, bởi vì du lịch có nhiều du lịch khác nhau; như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch trong phòng kín… Cần mở cửa đồng bộ, nhưng phòng bệnh cũng phải đồng bộ, chỉ đạo hướng dẫn cũng phải đồng bộ, nếu chúng ta mỗi nơi một kiểu khác nhau khách du lịch không biết lối mà làm. Phải thực hiện 5K trong du lịch, chúng ta linh hoạt không phải áp dụng tất cả các K trong mọi lúc mọi nơi; khẩu trang tôi cho rằng áp dụng tối đa có thể, khử khuẩn quan trọng tại tất cả các điểm du lịch.
Theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, hiện các nước trong khu vực đều đang gấp rút mở cửa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch. Nếu nước ta tiếp tục “thắt chặt” sẽ bỏ lỡ cơ hội vàng trong quá trình thúc đẩy phục hồi ngành du lịch và kinh tế nói chung. Ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng giám đốc Công ty du lịch Vietravel nêu ý kiến, song song với thu hút khách du lịch quốc tế, cần quan tâm chú trọng đến chiến lược phát triển khách du lịch nội địa bền vững hơn trong giai đoạn tới: