• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Vận chuyển
      • Điểm đến
      • Cơ sở lưu trú
      • Ẩm thực
      • Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Ngành du lịch đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng hậu Covid 19

    Thứ Tư, 13-01-2021 / 9:07:41 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    10 Lượt xem

    Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp cung ứng du lịch như nhà hàng, khách sạn điêu đứng, nguồn khách không có, khiến doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc, hoặc nghỉ việc luân phiên; hướng dẫn viên, điều hành cũng rơi vào tình trạng khó khăn, một số doanh nghiệp lữ hành đóng cửa. Hậu Covid-19 ngành du lịch đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực.

    Nguy cơ thiếu nhân lực ngành du lịch đang hiện hữu trước mắt.

    Nguy cơ thiếu nhân lực ngành du lịch đang hiện hữu trước mắt.

    Nhân sự ngành du lịch sang ngang, chuyển đổi ngành nghề do Covid-19

    Hồi đầu năm 2020, sau mấy tháng xuất hiện ca dương tính với Covid-19, chị Hương, một hướng dẫn viên tự do ở Hà Nội, rơi vào tình trạng không có việc, thu nhập của toàn gia đình chị rơi vào “đóng băng”. Chị Hương đã tìm mọi cách, “giật gấu, vá vai”, phải vay mượn tiền để chi tiêu qua ngày, chờ ngày có đoàn đi để có thể trả nợ. Hay trường hợp của anh Tuấn, hướng dẫn viên ở Đà Nẵng, mặc dù đã làm ổn định cho một công ty du lịch, nhưng do khó khăn chung của doanh nghiệp nên anh cũng nghỉ không lương, khi có đoàn về thì công ty chi lương theo thời vụ. Chị Minh Trâm, một hướng dẫn viên chuyên dẫn tuor đoàn đi các nước Đông Nam Á, sau khi thất nghiệp đã chuyển sang nghề làm bánh ngọt, bán tại các chợ online.

    Đây là hai trường hợp điển hình của nhân viên ngành du lịch thời Covid-19, khi dịch xảy ra hầu hết các công ty du lịch rơi vào tình trạng khủng khoảng, lâm vào tình trạng khó khăn chung, khiến hầu hết hướng dẫn viên, hay điều hành, nhân viên của ngành du lịch phải chuyển sang làm thêm ở các ngành nghề khác như: Bán bảo hiểm, cò đất, bán hàng online… để duy trì cuộc sống, có thêm thu nhập, nhiều người trong số họ chuyển luôn nghề khác.

    Một số ông chủ, bà chủ của một số khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất, từ trả tiền lãi vay, đến nguồn duy trì đơn vị, và trả tiền nhân viên… Không ít các chủ doanh nghiệp do không duy trì được đơn vị phải bán rẻ doanh nghiệp, tìm cách cắt giảm nhân viên…

    Nhân lực luôn là bài toán bức thiết trong ngành du lịch

    Nhân lực luôn là bài toán bức thiết trong ngành du lịch.

    Theo Tổng cục Du lịch, Covid-19 khiến cả năm 2020, du lịch Việt Nam chỉ đón khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm hơn 80% so với năm trước, khách nội địa giảm 50%, ngành du lịch thất thu khoảng 23 tỷ USD. Đến nay, 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngưng hoạt động, công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa.

    Điều này gây ra cú sốc chưa từng có đối với nhân sự ngành kinh tế xanh, theo các chuyên gia, Việt Nam có khoảng 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, chưa kể các mảng công việc có liên quan. Đến nay, Covid-19 khiến 18% doanh nghiệp phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc, 48% công ty cho từ 50 – 80% nhân viên nghỉ việc. Tại Hà Nội, số lao động tạm thời nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động ở các hãng lữ hành, vận chuyển khoảng 50 – 90%.

    Hàng triệu lao động ngành du lịch đã chuyển sang làm nghề khác, giám đốc các hãng du lịch nhận định, đây là một nguy cơ rất lớn, bởi khi đại dịch qua đi, du lịch bước vào giai đoạn phục hồi thì sẽ bị thiếu nhân lực trầm trọng.

    Cần chuẩn bị lại nguồn nhân lực chất lượng cao giúp du lịch phục hồi

    Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc VietSense Travel chia sẻ: Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam chưa mạnh, chưa tinh, nay cộng thêm việc hao hụt nguồn lao động thì quả là khó khăn kép. Một số hãng lữ hành uy tín tại Hà Nội như VietSense Travel, AZA Travel, Ascend Travel… đã cùng liên kết, tổ chức các buổi huấn luyện cho nhân viên và sinh viên học chuyên ngành du lịch. Thành lập trung tâm Prato, chuyên đào tạo kỹ năng sale tour đỉnh cao cho các anh em du lịch. Mục đích là nâng cao khả năng thích ứng với thị trường, tạo cơ hội cọ xát thực tế cho các học viên. Sau các khóa huấn luyện, các công ty sẽ thực hiện tuyển dụng từ nguồn do chính mình đào. Hiện tại, thời điểm này, du lịch đang hoạt động “từ tốn”, nên đây là dịp các đơn vị sốc lại bộ máy, tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.

    Các điểm đến luôn hút khách

    Các điểm đến luôn hút khách.

    Không chỉ có nhân viên cấp trung, mà nguồn nhân sự cấp cao trong các khách sạn cũng thiếu hụt trầm trọng. Du lịch Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh về cơ sở vật chất, hàng loạt khách sạn 5 sao, resort cao cấp mọc lên tại các thành phố lớn. Hiện nay, hệ thống khách sạn ở Việt Nam có hơn 120 khách sạn 5 sao, 270 khách sạn 4 sao, khoảng 500 khách sạn 1-3 sao với gần 35.000 buồng, phòng.

    Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, ngành khách sạn có tốc độ phát triển nhanh, dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực tăng cao. Tuy nhiên, ngành khách sạn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lớn nguồn nhân sự chất lượng cao. Mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, trong khi năng suất lao động của Việt Nam thua một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia… dẫn đến hiệu quả, chất lượng dịch vụ, tiền lương của người lao động đều thấp.

    Nguồn nhân lực luôn là khâu quan trọng nhất trong mỗi ngành nghề, thế nhưng với ngành du lịch, chảy máu chất xám đang là chuyện đáng bàn và lao động chất lượng cao trong doanh nghiệp cũng là bài toán dài hơi mà ngành du lịch cần chuẩn bị.

    Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành du lịch, trở ngại lớn là chúng ta thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ nhân lực chất lượng cao và nguồn lao động thâm hụt, vậy để giải quyết vấn đề này, ngành du lịch cần nhìn nhận và tiến hành đào tạo gấp rút nguồn nhân lực trong thời gian sắp tới.

    Nguồn : Doanh nghiệp Việt Nam
    Tin liên quan
  • Gợi ý du lịch tiết kiệm dịp Tết

    Gợi ý du lịch tiết kiệm dịp Tết

  • Tăng cường các biện pháp bảo đảm hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán

    Tăng cường các biện pháp bảo đảm hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán

  • Cơ hội nào cho công nghiệp du lịch MICE Việt Nam trong năm 2021?

    Cơ hội nào cho công nghiệp du lịch MICE Việt Nam trong năm 2021?

  • Bài toán cho phát triển du lịch cộng đồng (Bài 4): Thiếu định hướng, thiếu chính sách

    Bài toán cho phát triển du lịch cộng đồng (Bài 4): Thiếu định hướng, thiếu chính sách

  • Tin mới
  • Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021

    Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021

  • Gợi ý du lịch tiết kiệm dịp Tết

    Gợi ý du lịch tiết kiệm dịp Tết

  • Chợ hoa Xuân Tân Sửu diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng Chạp

  • Tăng cường các biện pháp bảo đảm hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán

  • Báo Pháp: Du lịch đã trở lại với hang động rộng nhất thế giới Sơn Đoòng

  • Lượng du khách đến Nhật Bản năm 2020 thấp nhất trong 22 năm qua

  • Cơ hội nào cho công nghiệp du lịch MICE Việt Nam trong năm 2021?

  • Bài toán cho phát triển du lịch cộng đồng (Bài 4): Thiếu định hướng, thiếu chính sách

  • Lữ hành Việt Nam nỗ lực bứt phá vì một ‘ngày vui’ sớm trở lại

  • Hà Nội bàn giải pháp vực dậy ngành du lịch

  • Tin trong tỉnh
  • Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021

    Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai kế hoạch ...

  • Chợ hoa Xuân Tân Sửu diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng Chạp

    Chợ hoa Xuân Tân Sửu diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng Chạp

  • Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

    Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

  • Lễ nhận con nuôi của người Êđê

    Lễ nhận con nuôi của người Êđê

  • Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

    Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Đắk Lắk phát động Chương trình kích cầu du lịch và tổ chức tọa đàm kết nối du lịch bốn địa ...

    Đắk Lắk phát động Chương trình kích cầu du lịch và tổ chức tọa đàm kết nối du lịch bốn địa phương
  • 2.

    Phát động Chương trình kích cầu du lịch lần 2 và Tọa đàm kết nối du lịch Đắk Lắk với các tỉnh ...

    Phát động Chương trình kích cầu du lịch lần 2  và Tọa đàm kết nối du lịch Đắk Lắk với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Gia Lai
  • 3.

    “Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê

    “Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê
  • 4.

    Đắk Lắk bỏ du lịch cưỡi voi: Động thái tích cực

    Đắk Lắk bỏ du lịch cưỡi voi: Động thái tích cực
  • 5.

    Đa dạng hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk

    Đa dạng hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk
  • 6.

    Bảo tồn và phát huy hiệu quả văn hóa cồng chiêng ở Đắk Lắk

    Bảo tồn và phát huy hiệu quả văn hóa cồng chiêng ở Đắk Lắk
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter