Họp góp ý dự thảo Kế hoạch du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam
Theo Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nêu rõ:
Nhiệm vụ phía Việt Nam chủ trì, dẫn dắt, gồm 05 nhiệm vụ: Phối hợp với hãng hàng không quốc gia Việt Nam xúc tiến mở các tuyến đường bay quốc tế trực tiếp đến các cảng hàng không quốc tế trong khu vực; Khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề giữa các địa phương phát triển thương hiệu mạnh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Tổ chức các đoàn khảo sát liên tỉnh, liên quốc gia theo các tuyến sản phẩm chuyên đề và tổng hợp; gắn kết các cụm, khu du lịch, kết nối các tour, tuyến, điểm, khu du lịch; Tạo lập chuỗi các sự kiện du lịch trong khu vực: hợp tác phát triển một số khu hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế, khu thể thao tổng hợp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí quốc tế; Hợp tác tổ chức diễn đàn thường niên về xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực; chiến dịch, chương trình xúc tiến, quảng bá chung về du lịch Khu vực.
Nhiệm vụ tại địa phương theo Khung hành động của từng quốc gia, gồm 08 nhiệm vụ: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tại các trung tâm du lịch, kết nối tới các thị trường nguồn và các điểm du lịch; Chính sách mở, nâng cấp các cặp cửa khẩu trong Khu vực; Thu hút đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trung tâm du lịch. Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển hệ thống homestay; Tổ chức khảo sát, phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch. Thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch; Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch các tỉnh khu vực Tam giác phát triển trong nước; Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch có chất lượng, giá trị trải nghiệm cao. Hình thành đủ tiện nghi, dịch vụ đáp ứng trải nghiệm du lịch; Ứng dụng công nghệ trong du lịch.
Nhiệm vụ do phía Lào, Campuchia chủ trì, Việt Nam phối hợp, gồm 10 nhiệm vụ: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý điểm đến; khai thác và bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa chung của Khu vực; kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng, phát triển hệ thống homestay; Liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó lao động nghề đạt tiêu chuẩn ASEAN; Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá thương hiệu du lịch Khu vực Tam giác phát triển CLV; Hợp tác trong khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; Hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu: hình thành hệ thống quan trắc cảnh báo thiên tai sớm, chia sẻ thông tin để phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt, hỗ trợ khắc phục các thảm họa; Hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch Khu vực thống nhất theo điều phối của một chủ tịch luân phiên; Phát triển hành lang du lịch sinh thái đa dạng sinh học giữa 3 quốc gia; Tổ chức hỗ trợ hợp tác, liên kết các cơ sở đào tạo du lịch giữa các nước trong khu vực và giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chung Khu vực; Xây dựng mối liên kết công tư với các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch trong Khu vực để quảng bá, cung cấp thông tin cho du khách tại các điểm đến.