• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Biến di tích thành tài nguyên để phát triển – Kỳ 2:  Hoàn thiện “giấy khai sinh” cho di tích

    Thứ Tư, 20-03-2024 / 10:20:10 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    256 Lượt xem

    Đến nay, trên địa bàn Đắk Lắk có 43 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được xếp hạng (gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 19 di tích quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh). Đây là vốn tài nguyên quý giá để đầu tư, tôn tạo và phát triển các loại hình du lịch, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội cho địa phương.

    Theo ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Việc xếp hạng cho di tích (ở bất kỳ cấp độ nào) là để trên cơ sở đó xây dựng, triển khai công tác quản lý, bảo vệ nhằm hạn chế tình trạng xâm hại vốn tài nguyên này. Xa hơn là xác định giá trị của các loại hình di tích trên các mặt lịch sử, văn hóa, sinh thái và nhân văn, tạo tiền đề cho thế hệ tiếp nối lấy đó làm nền tảng để khai thác và phát triển. Tuy nhiên vấn đề đặt ra và đáng quan tâm nhất hiện nay là làm sao nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho số di tích được xếp hạng; để từ đó tạo điều kiện, cơ hội cho nhà đầu tư tham gia vào việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

    Ngày 30/10/2020, UBND tỉnh ra Quyết định số 2615/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và kịp thời nhằm thúc đẩy chính quyền địa phương cùng các sở, ngành liên quan vào cuộc thực hiện yêu cầu, mục đích trên.

    Sau khi đề án được phê duyệt, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát toàn diện hồ sơ di tích được xếp hạng, nhất là việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho từng di tích.

    Theo ông Trần Hùng, Phó Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk, từ năm 2020 đến nay đã có ít nhất 8 cuộc khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích trên địa bàn 15 huyện, thị xã và thành phố. Qua đó, các đoàn kiểm tra liên ngành tham mưu, đề đạt cấp thẩm quyền phân cấp quản lý, bảo vệ và khai thác giá trị vốn tài nguyên này một cách phù hợp.

    Tái hiện cuộc diễu binh của tù nhân tại Nhà đày Buôn Ma Thuột vào năm 1944 – sản phẩm du lịch mới của Bảo tàng Đắk Lắk được du khách quan tâm. (Ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk cung cấp).

    Hiện tại số di tích được xếp hạng đều đã có chủ (là chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp quản lý, bảo vệ và khai thác), nhưng trên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập.

    Ngoài lực lượng chuyên trách còn mỏng, kinh phí eo hẹp… thì vấn đề cấp thiết và có tính chất bắt buộc là cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ chưa được đặc biệt chú trọng, nhất là việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích, hay nói cách khác là bổ sung, hoàn thiện “giấy khai sinh” cho di tích chưa được chính quyền địa phương cùng các cấp, ngành chức năng nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ.

    “Lỗ hổng” đó đã khiến không ít di tích bị xâm hại nghiêm trọng và vấn nạn này thường xảy ra hết sức gay gắt đối với những di tích đứng chân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa… vốn chịu nhiều áp lực từ nhu cầu mở rộng, phát triển kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp) của người dân sở tại.

    “Di tích được xếp hạng cần đi đôi với lộ trình tạo hành lang pháp lý để không những làm tốt công tác quản lý, bảo vệ mà còn là cơ sở vững chắc để kêu gọi đầu tư, nhất là trong lĩnh vực du lịch giúp những địa phương sở hữu di tích có thêm điều kiện, cơ hội để vươn lên” – bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Theo ông Trần Hùng, để khắc phục hạn chế ấy thì những yêu cầu, đòi hỏi trên phải được chú trọng triển khai một cách quyết tâm và kịp thời, nhất là việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích còn “bỏ ngỏ”.

    Đến nay trên địa bàn Đắk Lắk mới chỉ có 7 di tích được cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ gồm: Thắng cảnh thác Drai Yông (huyện Cư M’gar), thác Bìm Bịp, danh thắng hồ Lắk (huyện Lắk), tháp Chăm Yang Prông (huyện Ea Súp) và Điểm cao 519 (huyện M’Drắk), Nơi công bố quyết định thành lập Quân đoàn 3 (còn gọi là Sở Chỉ huy, huyện Ea H’leo) và Bến phà trên sông Sêrêpốk, thuộc cung đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh huyền thoại (đoạn qua huyện Buôn Đôn).

    Số di tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất càng ít ỏi hơn. Không nói đâu xa, ngay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột), trong số 4 di tích được Bảo tàng Đắk Lắk trực tiếp bảo vệ, quản lý và khai thác phục vụ hoạt động du lịch: Biệt điện Bảo Đại, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao và số 5 Lê Duẩn (khu vực dựng Bia tưởng niệm các chiến sĩ Nam Tiến) thì mới chỉ có mỗi di tích Biệt điện Bảo Đại được cấp “sổ đỏ”, còn lại chưa làm được do nhiều nguyên nhân, trong đó vấn nạn bị lấn chiếm, xâm hại làm biến dạng di tích so với hồ sơ trình cấp thẩm quyền công nhận là điều nhức nhối nhất.

    Ở các huyện, thị xã thì vấn đề trên hầu như bị “thả nổi”, bởi qua những đợt khảo sát điều tra hiện trạng di tích, trong đó có nội dung về việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích được xếp hạng trong thời gian qua cho thấy: Hầu hết chính quyền các địa phương có di tích đứng chân đã “bỏ qua” việc quy hoạch sử dụng đất di tích theo quy định pháp luật hiện hành. Đặc biệt là các huyện, thị xã có di tích gắn với đất lâm nghiệp, rừng bảo tồn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và danh lam thắng cảnh càng bộc lộ “khoảng trống” đáng lo ngại này, dẫn đến công tác quản lý và bảo vệ di tích ở đây thêm nan giải.

    Để giá trị di tích thật sự phát huy, thì nhất định những yêu cầu có tính chất bắt buộc trên phải được đáp ứng đầy đủ. Đến lúc đó mới đủ điều kiện kêu gọi đầu tư để biến di tích trở thành động lực thực chất và mạnh mẽ, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 5.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter