• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Kỳ vĩ những thác nước nơi đại ngàn

    Thứ Năm, 12-05-2022 / 8:58:19 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    678 Lượt xem

    Đắk Lắk được thiên nhiên ưu ái ban tặng tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo với những ngọn thác hùng vĩ như: Gia Long – Dray Sáp thượng, Dray Nur (huyện Krông Ana), Krông Kmar (huyện Krông Bông), Thủy Tiên, Sơn Long (huyện Krông Năng), Dray K’Nao, thác Bay (huyện M’Drắc), Drai Dlông (huyện Cư M’gar)… Trong đó, các thác Thủy Tiên, Drai Nur, Dray K’nao, Bìm Bịp, Drai Dlông được xếp hạng Di tích danh lam thắng cấp quốc gia.

     

    Thác Dray Nur cách TP. Buôn Ma Thuột chừng 30 km, thuộc xã Dray Sáp (huyện Krông Ana). Thác Dray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long – Dray Nur – Dray Sáp của dòng sông Sêrêpôk, được kết hợp giữa sông Krông Nô (sông đực) và sông Krông Ana (sông cái).

     

    Đến thác Dray Nur, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn thác, du khách có thể trải nghiệm tuor khám phá vẻ đẹp và sự kỳ bí của cảnh vật nơi đây: chèo thuyền, vượt thác, tắm thác Gia Long… , hấp dẫn nhất là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh khi chèo thuyền, vượt thác ở khu vực thác Gia Long. Tham gia tuor này, du khách thỏa thích vùng vẫy bơi lội trong dòng nước xanh trong mát lạnh, hay ghé lưng vào nhờ những dòng nước trắng xóa massage cảm giác thật thú vị.

    Xung quanh thác Dray Nur là những con suối nhỏ chảy róc rách uốn lượn qua quần thể đá với đủ các hình thù được dòng nước từ bao đời bào nhẵn, óng ánh, lấp lánh dưới ánh mặt trời bởi vân, nhũ đá tuyệt đẹp. Du khách có thể thăm thú cảnh vật xung quanh thác rồi ghé nghỉ ăn trưa ngay tại các mỏm đá lớn bên cạnh thác hoặc nghỉ chân tại các lán, chòi được dựng rải rác dọc đường đi.

    Từ trong hang động nhìn ra, thấp thoáng sau bức tường nước dài là từng mảng trời xanh, mây trắng mờ ảo và lấp lánh bởi những cột nhũ đá đẹp như chốn động tiên. Đây là một trong những cảm giác khác biệt mà chỉ có thác Dray Nur mới đem lại cho du khách trong những ngày khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, đã đến một lần là nhớ mãi…

     

    1

    Thác Thủy tiên nằm sâu trong rừng, dọc theo dòng thác có nhiều cây cổ thụ tuổi thọ lên đến hàng trăm tuổi bao quanh. Nhìn  từ xa, thác Thủy Tiên chảy êm đềm, dịu dàng như suối tóc của thiếu nữ Êđê, nhưng cũng có những lúc nước chảy bọt tung trắng xóa như khát vọng tình yêu ngàn năm không dứt của người con gái.

    Thác Thủy tiên có 3 tầng nên nó còn có tên gọi khác là thác Ba tầng. Tầng thứ nhất có độ dốc thấp, lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai mở rộng với những bậc đá nối tiếp nhau, tạo nên những hồ tắm lộ thiên, du khách thoải mái bơi lội, ngâm mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh. Lên đến tầng thứ ba, thác nước hùng vĩ hơn, nước ào ào đổ xuống những ghềnh đá nhấp nhô rồi hòa mình vào dòng chảy êm đềm, hiền hòa uốn lượn giữa đại ngàn.

    Đến với thắng cảnh thác Thủy Tiên, du khách được thả hồn trong tiếng suối reo, ngắm bức tranh huyền ảo của thiên nhiên hai bên bờ thác, với những vách đá dựng đứng đến lưng chừng trời, và muôn vàn loài hoa, bướm, chim, thú. Còn gì thích thú hơn là cùng bạn bè, người thân nghỉ ngơi, ăn uống, thư giãn giữa thiên nhiên trong lành, mát mẻ nơi thác Thủy Tiên, tạm gác đi những vất vả, lo toan của cuộc sống, để rồi có thêm năng lượng trở lại nhịp sống thường ngày.

     

    Từ dưới nhìn lên thấy, ngọn thác Drai Dlông cao vời vợi, lấp lánh bạc. Xung quanh là cánh rừng nguyên sinh với đủ các loại cây rừng mọc trên đá. Nhờ nguồn nước dồi dào, quanh năm tuôn chảy nên cây cối chung quanh thác luôn xanh tốt, tỏa bóng mát quanh năm.

    Thác Drai Dlông (còn gọi là thác Cao) xưa kia đã được ghi chép lại với một vẻ đẹp kỳ vĩ.

    Tiếc rằng những năm gần đây, đồng bào các nơi di cư tự do vào khai thác rừng, lấn chiếm đất đến tận chân thác để làm nương rẫy làm cho dòng nước nơi đây gần như cạn kiệt. Vào mùa khô, ngọn thác chỉ còn lại hai dòng nước nhỏ chảy từ trên đỉnh xuống. Con đường dẫn xuống thác hiện nay còn là đường đất, khá dốc, nhiều tảng đá lớn nhỏ trơn trượt nên nơi đây còn hoang vu, ít người biết đến.

    Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin hùng vĩ được mệnh danh là mái nhà của Tây nguyên, dòng thác Krông Kmar như một dải lụa bạc tuôn từ trên núi xuống hợp thành con suối lớn và chảy qua nhà máy thủy điện Krông Kmar. Dòng thác chảy vòng vèo, uốn lượn qua từng tảng đá nhẵn nhụi và tụ thành những hồ nước nhỏ trong xanh màu ngọc bích.

     

     

    Tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Đắk Lắk nhiều thác nước lớn , nhỏ; và ở trong thung sâu đại ngàn, những dòng thác vẫn đang ngày đêm tuôn chảy, mời gọi bước chân chinh phục của những du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên.

    Dẫu tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhưng hiện ngành “công nghiệp không khói” của địa phương vẫn phát triển chưa xứng với tiềm năng. Không ít danh lam, thắng cảnh chưa được chú trọng đầu tư tôn tạo cảnh quan, thậm chí một số cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, khiến danh thắng bị biến dạng… Vì vậy, các ngành chức năng của tỉnh, của các địa phương có danh thắng cần có sự thay đổi trong tư duy đến hành động mang tính đột phá để phát triển bền vững trong thời gian đến.

    Nội dung: Hùng Nhung Linh

    Hình: Hùng Nhung Linh và CTV

    Trình bày: Lê Công Định

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 5.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter