Theo quan niệm của người Ê Đê (Đắk Lắk), trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn. Ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng. Đây còn là vật dụng thể hiện sức mạnh của dòng tộc, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.
Những ngày này, người Việt gốc Lào sinh sống tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đang hòa mình vào không khí rộn ràng dịp Tết Bunpimay –Tết Lào. Sau hơn 3 năm bị tạm hoãn do dịch bệnh, năm nay các hoạt động vui tết cổ truyền của dân tộc Lào được tổ chức trở lại tại “làng đảo” Buôn Đôn với quy mô hoành tráng, bài bản, nhiều chương trình hấp dẫn.
Từ ngày 13 – 16/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng quảng bá tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2023 và làm việc với Sở Du lịch Hà Nội, kết nối các đơn vị lữ hành của thành phố Hà Nội.
Thời điểm này, những cánh bằng lăng thi nhau nở bung trên nhiều tuyến phố của TP. Buôn Ma Thuột, tô điểm cho phố núi thêm tươi mát với sắc tím dịu dàng.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên là một hướng đi đúng, bền vững. Tuy nhiên, ít nơi làm tốt mà nhiều nơi lạm dụng, khai thác lệch lạc.
Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.
Các lễ hội địa phương đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ bảo tồn văn hóa mà còn là tài nguyên để phát triển du lịch.
Đắk Lắk nói chung và Buôn Đôn nói riêng là vùng đất có sự cộng cư đa sắc tộc. Các dân tộc cùng nhau sinh sống đã tạo cho Buôn Đôn nhiều màu sắc văn hóa vô cùng độc đáo, trong đó có những nét văn hóa từ sự hiện diện của người Lào từ hàng trăm năm.
Giữa hồ Ea Kao – lâm viên Ea Kao (lâm viên là khu rừng được sử dụng như một vườn công cộng lớn) thuộc xã xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk như một bán đảo thu nhỏ với vẻ đẹp hoang sơ, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Lâm viên Ea Kao là viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao.
Những bức ảnh tại Cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023” nói riêng và những bức ảnh về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 (gọi tắt là Lễ hội) nói chung đã giới thiệu, lan tỏa một mùa lễ hội đầy màu sắc.
Tính từ trung tuần tháng 3/2022 đến nay là hơn một năm – ngành du lịch Đắk Lắk cũng như hầu hết các tỉnh thành trên cả nước mở cửa đón du khách trở lại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau hơn hai năm “đóng băng” do dịch bệnh COVID-19 hoành hành.
Không chỉ góp phần giúp bà con người Việt gốc Lào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt – Lào, Lễ hội Bunpimay tại Buôn Đôn còn được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch mới của Đắk Lắk.
Trong quá khứ, Buôn Đôn ở Đắk Lắk nổi danh khắp xứ Đông Dương nhờ nghề săn voi. Sau bao thăng trầm của thời cuộc, nghề đặc biệt này đã thất truyền, nhưng những dấu tích của nó vẫn còn hiện hữu qua các chứng cứ vật chất…
Hồ Ea Kao, (thuộc xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) là điểm đến quen thuộc không chỉ với người dân trong tỉnh, mà còn hấp dẫn du khách gần xa đến tham quan, tận hưởng vẻ đẹp thanh bình, mát lành…
Tây Nguyên là vùng đất đại ngàn với văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng mang đậm hương vị núi rừng; nhiều món ăn dân dã với cách chế biến độc đáo khiến thực khách ấn tượng.
Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, UBND tỉnh vừa thống nhất chọn buôn Kuốp (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) và buôn Trí (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) để hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong năm 2023.