Vốn văn hóa truyền thống ngày càng mai một, không gian sống bị đô thị hóa nhanh chóng, cùng những xung đột lợi ích đang diễn ra sâu sắc giữa các ngành nghề… là những thách thức đặt ra đối với chủ trương, chính sách phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Đắk Lắk hiện nay.
Du lịch cộng đồng là lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhằm giúp người dân cải thiện đời sống; đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình một cách hiệu quả và bền vững hơn. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND huyện Ea Kar thống nhất số hóa bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ Di tích quốc gia thắng cảnh thác Drai Kpơr.
Chiều ngày 29/01 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Đắk Lắk lần thứ nhất nhiệm kì 2020-2025. Đến tham dự Đại hội có lãnh đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, lãnh đạo của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Du lịch và các hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh.
Cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27, đá Voi Yang Tao gồm một cặp đá Voi Cha (xã Yang Reh, huyện Krông Bông) và đá Voi Mẹ (xã Yang Tao, huyện Lắk) hiện lên sừng sững giữa núi rừng, mang trong mình những truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn.
Vườn hoa cánh bướm thuộc trang trại “Quỳnh Anh farm” của anh Lê Quốc Khoa, 35 tuổi, ở tổ dân phố 5, thị trấn Ea Drăng (huyện Ea H’leo) đang thu hút khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Với những lợi thế sẵn có từ đời sống hàng ngày, một số buôn làng người Êđê ở Đắk Lắk đã dần hình thành các mô hình du lịch cộng đồng. Được sự định hướng, hỗ trợ, các buôn làng đang mạnh dạn phát triển loại hình du lịch này, qua đó góp phần bảo tồn tốt hơn các giá trị truyền thống của dân tộc.
Có lẽ không có cây nào như cây kơ nia, bốn mùa không thay lá. Cây kơ nia còn có cái tên mộc mạc, dân dã khác: cây cầy.
Đắk Lắk hiện đang là địa phương có nhiều voi rừng nhất (5 quần thể), thêm đó là khoảng trên dưới 40 con voi nhà. Nhưng điều đặc biệt hơn nữa là hai voi con Jun và Gold đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk.
Sáng 25/1, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ tri ân các chiến sĩ cách mạng từng bị bắt, tù đày, hy sinh tại đây.
Với người Êđê, rừng vốn được coi là cội nguồn của đời sống tâm linh đồng thời là nơi cung cấp thực phẩm dùng hằng ngày.
Người M’nông sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa độc đáo. Trong đó, nghi lễ vòng đời là hệ thống nghi lễ chính của người M’nông (huyện Lắk), phản ánh khá rõ nét bản sắc văn hóa tộc người, có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Ngày 23/1/2021, tại thành phố Cà phê (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Tập đoàn Trung Nguyên Legend chính thức Khai trương vườn Zen Garden – một tiện ích đặc biệt dành cho cư dân và được kỳ vọng là một điểm đến mới dành cho du khách nhân dịp Tết Tân Sửu.
Những ngày này, rừng khộp ở Tây Nguyên đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi lá cây đồng loạt chuyển sang sắc vàng, sắc đỏ, rực rỡ đến mê hoặc lòng người. Một mùa thay lá nữa lại về.
Sáng ngày 21 tháng 1 năm 2021, Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã tổ chức cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2021. Phó Giám đốc Sở VHTT&DL, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu chủ trì cuộc họp.
UBND TP. Buôn Ma Thuột cho biết, chợ hoa Xuân Tân Sửu năm 2021 diễn ra từ ngày 27-1-2021 đến trước 18 giờ ngày 11-2-2021 (tức từ ngày 15 tháng Chạp đến 30 Tết).