Buôn Ma Thuột là một thành phố ít nhất phải đến một lần, không chỉ vì thiên nhiên tươi đẹp mà còn cả những trải nghiệm đáng nhớ tại nơi đây.
Du lịch tại chỗ được định nghĩa là những chuyến vi vu ngay tại quê nhà hoặc gần nơi mình sinh sống, bao gồm các hoạt động như một kỳ nghỉ thông thường nhưng không cần di chuyển nhiều, tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc, đang được nhiều người yêu thích, lựa chọn.
Đắk Lắk đã quy hoạch phát triển 16 thôn, buôn du lịch cộng đồng nhằm tạo sức hút, thúc đẩy loại hình du lịch này phát huy hiệu quả tại địa phương. Nhiều buôn làng đang dần hình thành các cụm sản phẩm, tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Với lợi thế sẵn có về du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, huyện Krông Ana xác định đây là một trong những lĩnh vực quan trọng cần chú trọng đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống người dân.
Mùa xuân, muôn hoa đua nở trên những cánh rừng, những cung đường Tây Nguyên.
Từ khi được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2019, Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột được quan tâm trùng tu, tôn tạo trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm cho đông đảo du khách, nhất là thế hệ trẻ (học sinh, sinh viên) trên địa bàn Đắk Lắk cũng như cả nước.
Thổ cẩm Tây Nguyên không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Từ đôi bàn tay khéo léo, cùng với trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã khắc họa trên những tấm thổ cẩm các hình ảnh gần gũi với đời sống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như cồng chiêng, nhà sàn, ché rượu, các con vật, hoa lá, cây cối…
Bảo tàng Thế giới cà-phê là công trình đặc biệt thuộc dự án Thành phố cà-phê do Tập đoàn Trung Nguyên Legend xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Ðắk Lắk, quê hương của hạt cà-phê Robusta ngon nhất thế giới.
Đến nay, trên địa bàn Đắk Lắk có 43 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được xếp hạng (gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 19 di tích quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh). Đây là vốn tài nguyên quý giá để đầu tư, tôn tạo và phát triển các loại hình du lịch, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội cho địa phương.
Lấy du lịch nuôi di tích và ngược lại xem đó là vốn tài nguyên quý giá để phát triển ngành kinh tế quan trọng này đang là hướng đi đúng đắn và tích cực của hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay. Đắk Lắk cũng không nằm ngoài xu thế ấy và chỉ có như vậy, bài toán giữa bảo tồn – phát triển mới được giải quyết một cách rốt ráo và bền vững.
Cùng với bản sắc văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hữu tình, ẩm thực của đồng bào dân tộc Ê Đê đang trở thành ‘đặc sản’ hút khách.
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa địa phương, hạn chế xả thải ra môi trường. Loại hình du lịch này đang trở thành xu thế và ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước. Tại Đắk Lắk, việc phát triển du lịch xanh đang góp phần bảo tồn môi trường tự nhiên, gìn giữ văn hóa bản địa; tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa công bố thêm 2 buôn du lịch cộng đồng, sau buôn Ako Dhong (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột).
Triển khai các hoạt động trong Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên Công an huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk ra mắt Công trình Thanh niên ‘Bản đồ số du lịch’ tại khu du lịch Cầu treo Buôn Đôn.
Đắk Lắk không chỉ là ‘thủ phủ’ cà-phê của Việt Nam mà còn biết đến là ‘xứ sở voi’, vì sở hữu nhiều voi nhà cũng như quần thể voi rừng.
Nhà sàn dài truyền thống của người dân tộc Ê-đê có kiến trúc độc đáo không có độ dài nhất định là bao nhiêu mét.