• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Du lịch nội địa Việt Nam: Bao giờ mới chuyên nghiệp?

    Thứ Hai, 27-05-2024 / 9:51:04 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    172 Lượt xem

    Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài giờ đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.

    Di tích Bạch Ðằng Giang (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) là một trong những điểm đến yêu thích của du khách với tiêu chí “ba không”: không thu phí dịch vụ, không bán hàng quán và không rác thải. Ảnh: Ngọc Ánh

    Theo các chuyên gia nghiên cứu về phát triển du lịch thì đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú, điều kiện tự nhiên đa dạng, nhiều địa điểm đẹp, độc đáo, trong đó có nhiều danh lam thắng cảnh đã được bình chọn trong danh sách những địa điểm đẹp nhất thế giới, nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng… Đây là yếu tố thuận lợi để chúng ta phát triển ngành du lịch, đặc biệt là “du lịch bền vững”.

    Tuy nhiên, mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn một số hạn chế dẫn đến việc chưa khai thác được tiềm năng sẵn có, đồng thời có nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành. Cụ thể là tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá chưa cao. Sản phẩm du lịch Việt Nam chậm đổi mới, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm.

    Các sản phẩm du lịch mới chủ yếu khai thác các giá trị tài nguyên sẵn có, chưa có nhiều sản phẩm bổ trợ nhằm thu hút khách, kích thích nhu cầu chi tiêu của khách, tăng nguồn thu cho địa phương. Việc thiếu các sản phẩm bổ trợ cũng làm giảm nhu cầu đến, cũng như khả năng quay trở lại của khách du lịch.

    Tiến sĩ Trần Thị Việt Hoài, giảng viên Trường Đại học Nha Trang cho biết, là một “khách hàng tích cực” của du lịch nội địa Việt Nam, bà cùng gia đình đã đi tham quan trải nghiệm hầu hết các điểm du lịch tâm linh, di tích, thắng cảnh nổi tiếng ở trong nước. Bên cạnh một số điểm mạnh, tích cực thì du lịch Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế cần tiếp tục phải học hỏi, nghiên cứu, điều chỉnh để ngày càng chuyên nghiệp hơn.

    Hạn chế lớn nhất tại hầu hết các điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam là đặt nặng về lợi ích kinh tế, thương mại trước mắt mà chưa tính đến những lợi ích lâu dài. Thay vì chạy theo doanh số, lợi nhuận, các đơn vị làm du lịch cần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, áp dụng công nghệ số vào khâu phát hành vé, thu phí để tính toán lưu lượng khách đến trong ngày, trong tuần. Từ đó điều tiết việc bán vé, thu phí thay vì bán vé tràn lan mà không cần biết dịch vụ cung ứng đủ để phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách hay không? Chẳng hạn, khi du khách đổ về quá đông thì có thể dừng việc phát hành vé hoặc ít nhất cũng có những dòng thông báo để du khách biết được tình trạng ùn ứ, quá tải… để có thể có những lựa chọn khác.

    Đối với các điểm đến du lịch tâm linh, cần quy hoạch khu vực nào được phép bán hàng, khu vực nào cần để “hè thông, đường thoáng” để du khách được thư thái, thả hồn với thiên nhiên khi tham quan, trải nghiệm. Tránh tình trạng quán hàng lấn chiếm đường đi, bán hàng rong chèo kéo khách mua hàng, lừa đảo, ép khách du lịch… gây ra tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự tại các điểm du lịch.

    Đối với việc thu phí tại các điểm tham quan để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn là cần thiết và đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, để những chủ trương này được người dân và dư luận xã hội ủng hộ, việc vận dụng các quy định của pháp luật về hoạt động thu phí thuộc hoạt động văn hóa, du lịch cần hết sức linh hoạt, hợp lý, phù hợp văn hóa bản địa…

    Giáo sư, Tiến sĩ Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hóa cho rằng: “Việc thu phí nên ở một mức độ nhất định. Cái gì cũng nên dừng ở mức giới hạn cho phép. Bao giờ cũng thế, dưới giới hạn là còn mang tính đạo, còn trên giới hạn để dân kêu ca là phải xem lại, bởi lúc đó không còn mang tính chất truyền thống nữa”.

    Ngay cả việc có thu phí hay không tại các điểm tham quan cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc. Thực tế vẫn có nhiều di tích không áp dụng việc thu phí nhưng hoạt động vẫn hiệu quả, được đông đảo người dân tìm đến. Đơn cử như di tích Bạch Ðằng Giang (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1962, là một trong những điểm đến thân thiện, với tiêu chí “ba không”: không thu phí dịch vụ, không bán hàng quán và không rác thải. Du khách đến đây được phục vụ nước uống, sử dụng wifi miễn phí. Vào mùa lễ hội, dù tập trung rất đông người nhưng các hoạt động tại khu di tích vẫn diễn ra nền nếp, không có cảnh chen lấn, xô đẩy gây mất an ninh trật tự hay xả rác bừa bãi. Các hoạt động tôn tạo, tu bổ, nâng cấp… di tích đều lấy từ nguồn thu công đức. Nhiều di tích quốc gia đặc biệt khác như chùa Bổ Ðà, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) cũng mở cửa tự do đón khách thập phương.

    Thiết nghĩ, ngành du lịch cần giúp các địa phương xác định rõ, nếu muốn thu hút du khách tìm đến di tích, danh thắng, phải tạo dựng được ấn tượng về một điểm đến hấp dẫn, biểu hiện ở các tiêu chí: cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, môi trường trong sạch, an ninh trật tự bảo đảm, người dân bản địa thân thiện, có ý thức giữ gìn giá trị của di tích, thắng cảnh, mức thu phí (nếu có) phải hợp lý…

    Về phía du khách, cùng với việc mua vé tham quan như một đóng góp cần thiết để duy trì hoạt động của di tích, danh thắng…, cũng cần thay đổi tư duy, thói quen ứng xử. Thực tế đã cho thấy, hiệu quả của việc tham quan chỉ thật sự đạt được khi sau mỗi chuyến đi giúp du khách tăng thêm sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm cũng như sự trân trọng và niềm tự hào đối với các di tích, di sản, danh thắng của đất nước.

    Nguồn : Báo Biên Phòng
    Tin liên quan
  • Đề xuất 5 nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du lịch thông minh

    Đề xuất 5 nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du lịch thông minh

  • Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

    Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

  • Sáp nhập tỉnh – cơ hội cho du lịch MICE bứt phá

    Sáp nhập tỉnh – cơ hội cho du lịch MICE bứt phá

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cao nhất trong 10 năm

    Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cao nhất trong 10 năm

  • Tin mới
  • Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma Thuột

    Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma Thuột

  • Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

    Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

  • Các tuyến đường cho phép xe hợp đồng khách du lịch lưu thông vào các điểm du lịch, bảo tàng, cơ sở lưu trú du lịch trong thành phố Buôn Ma Thuột

  • Nâng cao kỹ năng phục vụ buồng phòng cho nhân viên ngành du lịch Đắk Lắk 

  • Châu Âu cảnh báo khẩn đến khách du lịch về loại virus nguy hiểm lây nhiễm cho hàng ngàn người

  • Thông tin chi tiết “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025″

  • Mở đường bay khứ hồi Buôn Ma Thuột – Thanh Hóa từ ngày 2/7/2025

  • Đề xuất 5 nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du lịch thông minh

  • Rộ tour du lịch sầu riêng ở Đông Nam Á

  • Tạm dừng khai thác chuyến bay khứ hồi Buôn Ma Thuột – Vinh từ ngày 1/7/2025

  • Tin trong tỉnh
  • Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma Thuột

    Khu du lịch sinh thái KoTam (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk): Viên ngọc xanh giữa vùng đất đỏ Buôn Ma ...

  • Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

    Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột

  • Các tuyến đường cho phép xe hợp đồng khách du lịch lưu thông vào các điểm du lịch, bảo tàng, cơ sở lưu trú du lịch trong thành phố Buôn Ma Thuột

    Các tuyến đường cho phép xe hợp đồng khách du lịch lưu thông vào các điểm du lịch, bảo tàng, cơ sở ...

  • Nâng cao kỹ năng phục vụ buồng phòng cho nhân viên ngành du lịch Đắk Lắk 

    Nâng cao kỹ năng phục vụ buồng phòng cho nhân viên ngành du lịch Đắk Lắk 

  • Thông tin chi tiết “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025″

    Thông tin chi tiết “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025″

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 2.

    Đắk Lắk Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ hè năm 2025

    Đắk Lắk Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ hè năm 2025
  • 3.

    DANH SÁCH CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÍNH ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÍNH ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 4.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 5.

    Du lịch Việt Nam: Thác Dray Nur vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên

    Du lịch Việt Nam: Thác Dray Nur vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên
  • 6.

    Hàng ngàn người dân và du khách Phú Yên tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, du lịch của ...

    Hàng ngàn người dân và du khách Phú Yên tham gia  trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter