• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Khám phá
    • >
    • Lễ hội
    • >

    Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

    Thứ Năm, 20-02-2025 / 10:22:26 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    62 Lượt xem

    Từ ngàn xưa, Hội voi Buôn Đôn là một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của người đồng bào dân tộc M’nông sinh sống tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Hội voi Buôn Đôn năm nay sẽ diễn ra trong hai ngày 11 và 12/3, nằm trong chuỗi hành trình du lịch của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc, hứa hẹn thu hút đông đảo người dân và du khách.

    Những con voi tham gia Hội voi Buôn Đôn.
    Những con voi tham gia Hội voi Buôn Đôn.

    Theo tư liệu lịch sử tại Bảo tàng Đắk Lắk, ông Y Thu K’Nul (hay còn gọi là Khu Sa Nup, sinh năm 1827, mất năm 1938) là một trong những người dân tộc M’nông đầu tiên gây dựng nên nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng thành voi nhà. Suốt cuộc đời mình, ông đã bắt được gần 500 con voi rừng và thuần dưỡng chúng, do đó người dân tôn vinh ông là “Vua săn voi”. Bắt nguồn từ Y Thu K’Nul săn và thuần phục voi dần trở thành truyền thống tại Buôn Đôn. Nơi đây dần dần được coi như thủ phủ của loài voi. Hội đua voi Buôn Đôn cũng ra đời từ đó và trở thành lễ hội nổi tiếng trên vùng đất Tây Nguyên. Cuộc đua voi không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ mà còn truyền tải thông điệp về nếp sống mạnh mẽ, truyền thống lâu đời của buôn làng Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước các hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn voi nhà nên những năm gần đây, trong Hội voi Buôn Đôn không còn diễn ra hoạt động đua voi. Hội voi Buôn Đôn diễn ra hai năm một lần vào những ngày đầu tháng 3 cùng với nhiều lễ hội độc đáo khác của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

    Hội voi Buôn Đôn năm nay diễn ra tại Trung tâm tổ chức lễ hội xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm Lễ cúng bến nước tại Bến Bay Rong, Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; Lễ cúng sức khỏe cho voi trước khi vào hội tại Bến Bay Rong, Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; Lễ khai mạc và bế mạc Hội voi; Lễ cúng và tắm cho voi sau khi kết thúc các hoạt động của voi. Phần hội gồm hội thi trang điểm cho voi; cuộc thi hình ảnh đẹp về voi và voi chào, tương tác cùng du khách; thi voi đá bóng vào cầu môn; tiệc Buffet cho voi kết hợp cùng chương trình tương tác giữa khách mời, khán giả, du khách mua đồ ăn và cho voi ăn… Trong thời điểm này cũng diễn ra Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi như: Biểu diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, cúng mừng lúa mới, thi ném còn, bắn cung… tạo cho không khí lễ hội thêm vui tươi, phấn khởi, hào hứng.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn Phạm Trung Nghĩa cho biết: Voi là loài động vật quý hiếm của đồng bào các dân tộc huyện Buôn Đôn, trở thành biểu tượng văn hóa nơi đây. Voi gắn với sự phát triển của dân tộc, thấm sâu vào các mối quan hệ xã hội, tác động vào văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng khác của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nói tới Buôn Đôn không thể không nói tới Hội voi, một lễ hội độc đáo và chỉ có ở Đắk Lắk. Từ xa xưa, voi luôn là người bạn, là phương tiện tải đạn, tải lương thực, kéo cây rừng giúp bộ đội và đồng bào Tây Nguyên đánh thắng đế quốc xâm lược, xây dựng buôn làng. Ngày nay, voi trở thành một loại hình du lịch thu hút khách du lịch ở Buôn Đôn. Hội voi và Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn nhằm giới thiệu, quảng bá những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của huyện; tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nổi bật là truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, không gian văn hóa cồng chiêng, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư kinh tế-xã hội nói chung và du lịch nói riêng, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao và bền vững ■

    Nguồn : Nhân Dân
    Tin liên quan
  • Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

    Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

  • Trải nghiệm du lịch cà phê

    Trải nghiệm du lịch cà phê

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Tin mới
  • Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

    Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

  • Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng trong ngành du lịch

    Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng trong ngành du lịch

  • Trải nghiệm du lịch cà phê

  • Kết nối vùng, thúc đẩy du lịch Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ

  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Tin trong tỉnh
  • Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

    Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

  • Trải nghiệm du lịch cà phê

    Trải nghiệm du lịch cà phê

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 2.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 3.

    Tết Bunpimay – Lào Phật lịch 2568 năm 2025 diễn ra tại Buôn Đôn vào ngày 12 – 13/4/2025

    Tết Bunpimay – Lào Phật lịch 2568 năm 2025 diễn ra tại Buôn Đôn vào ngày 12 – 13/4/2025
  • 4.

    Du lịch Việt Nam: Thác Dray Nur vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên

    Du lịch Việt Nam: Thác Dray Nur vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên
  • 5.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • 6.

    [Ảnh] Say đắm hương sắc mùa hoa cà-phê giữa đại ngàn Tây Nguyên

    [Ảnh] Say đắm hương sắc mùa hoa cà-phê giữa đại ngàn Tây Nguyên
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter