• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng (kỳ 2)

    Thứ Ba, 02-02-2021 / 9:24:19 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    709 Lượt xem

    Vốn văn hóa truyền thống ngày càng mai một, không gian sống bị đô thị hóa nhanh chóng, cùng những xung đột lợi ích đang diễn ra sâu sắc giữa các ngành nghề… là những thách thức đặt ra đối với chủ trương, chính sách phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Đắk Lắk hiện nay.

    Tìm cách khôi phục vốn văn hóa – sinh thái

    Bên cạnh tiềm năng, lợi thế có được để cộng đồng các dân tộc thiểu số phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững và từng bước cải thiện đời sống thì vẫn còn những thách thức hiện hữu, không dễ gì vượt qua.

    Trống H’gơr và cồng chiêng được gìn giữ tại nhiều gia đình ở buôn Kli A (phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ).
    “Lấy vốn văn hóa – sinh thái để làm du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi đúng nhằm từng bước cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao gìn giữ và phát huy vốn quý ấy, bởi thực tế không ít buôn làng hiện nay bị mất mát, tổn thương đáng kể về nền tảng quan trọng trên”.
    Ông Y Lươm Knul, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na, huyện Buôn Đôn

    Ví như buôn Tuôr (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột), người dân ở đây đã từng làm du lịch cộng đồng từ nhiều năm trước nhờ tiềm năng có sẵn là nhà dài, văn hóa cồng chiêng, làng nghề thổ cẩm, vườn cây ăn trái và đặc biệt là thả thuyền theo dòng suối Đắk Tuôr…vốn được du khách yêu thích. Song, từ khi Khu công nghiệp Hòa Phú được xây dựng và đi vào hoạt động thì mọi thứ đều thay đổi do tác động tiêu cực từ đây gây ra. Trưởng buôn Y Wer Ktul phản ánh: Phía thượng nguồn của dòng suối bị chặn lại để phục vụ cho khu công nghiệp, nước thải từ các nhà máy đổ ra đã làm ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Suối Đắk Tuôr không những bị khô kiệt mà còn đục ngầu vào những tháng mùa khô, khiến việc bơm tưới cho những vườn cây trong vùng trở nên nan giải – và quan trọng hơn là sản phẩm du lịch thả thuyền xuôi theo dòng suối đã đặt phải chấm dứt từ đó. Già làng Y Thít Byă cho biết, từ khoảng năm 2010 đến nay, hoạt động du lịch ở đây thưa vắng dần rồi biến mất do hệ lụy trên gây ra. Bây giờ, muốn khôi phục và phát triển du lịch cộng đồng thì nhất thiết phải cải tạo lại dòng suối Đắk Tuôr. Việc làm này không dễ, đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền thành phố, thậm chí cấp có thẩm quyền cao hơn mới khả dĩ.

    Ở buôn Trí A (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi công trình thủy điện Sêrêpốk 4A chặn dòng vào năm 2004, khiến đoạn sông chảy qua đây kiệt nước. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng buôn Trí A cho hay: Hệ lụy từ công trình thủy điện này đã làm mất sinh kế của nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại chỗ. Trước đây, khi dòng Sêrêpốk chưa có thủy điện thì bà con trong buôn sống được với nghề đánh bắt thủy sản; đưa khách du lịch tham quan, trải nghiệm với cảnh quan thiên nhiên bằng thuyền độc mộc thông qua những đơn vị làm du lịch trên địa bàn. Đến nay, những sinh kế trên không còn và ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân – hơn thế, một khi tham gia làm du lịch cộng đồng theo chủ trương, chính sách của Nhà nước thì sẽ mất lợi thế do những sản phẩm du lịch đặc trưng kia không còn.

    Ngôi nhà dài tại buôn Tuôr (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột) được chính quyền thành phố hỗ trợ nâng cấp vào cuối năm 2020.

    Rõ ràng, việc khai thác tài nguyên thiếu tính toán, quá mức, thậm chí chỉ vì lợi ích riêng của doanh nghiệp đã gây ra khó khăn cho các địa phương trong việc quy hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũng như lâu dài; trong đó du lịch được xem là “cú hích” để giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng đang đối mặt với thực trạng trên vươn lên.

    Đình Đối

     

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3
  • 4.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 5.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 6.

    Tuyên truyền Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Tuyên truyền Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter