Từ tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, hoa cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đua nở, tỏa sắc trắng khắp vùng đất đỏ, tạo khung cảnh nên thơ, thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Là địa danh của những hạt cà phê có phẩm vị nổi tiếng thế giới, tỉnh Đắk Lắk cũng như chính quyền TP. Buôn Ma Thuột đang nỗ lực từng ngày để xây dựng đô thị này trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”.
Khám phá, thám hiểm những vùng đất thiên nhiên hoang sơ đang là xu hướng du lịch được giới trẻ ưa chuộng. Phải chăng đây là cơ hội để những vùng đất du lịch gắn với thiên nhiên như Đắk Lắk mở ra những hướng khai thác dịch vụ mới: du lịch rừng?
Như một Đắk Lắk thu nhỏ, TP. Buôn Ma Thuột có 40 dân tộc trên tổng số 49 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh. Lưu giữ những thanh âm, trang phục, ẩm thực riêng mà lại rất chung, các dân tộc anh em tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa cho phố núi cao nguyên…
Những ngày đầu xuân, thủ phủ cà phê Đắk Lắk đang vào độ ‘phủ trắng trời xanh’. Những đồi hoa cà phê trắng muốt bắt đầu trổ bông khoe sắc báo hiệu một vụ mùa bội thu.
Du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đã có sự phát triển tích cực, nhiều buôn làng đã và đang trở thành điểm nhấn về du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm.
Sáng 15/2, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 từ ngày 9 đến 15/2 (tức từ ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão 2023 đến mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), tỉnh Đắk Lắk đón khoảng 145.000 lượt khách, tăng 12% so cùng kỳ năm trước.
Mùa xuân đã về với các buôn làng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, đâu đâu cũng tràn ngập sắc xuân đầm ấm và hạnh phúc. Cùng với trăm hoa đua nở, người người cũng tấp nập sửa soạn, chuẩn bị đón một mùa xuân mới.
Để phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024, các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện Lắk đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch thu hút khách đến với huyện nhà.
TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sẽ tổ chức biểu diễn cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách vào sáng chủ nhật tuần thứ 2 và thứ 4 hằng tháng; trước mắt, thực hiện thí điểm mỗi tháng 1 lần.
Mảnh đất Tây Nguyên, miền trầm tích với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, nơi đại ngàn vừa thân thuộc lại vừa bí ẩn luôn là một hấp lực đối với mọi người dân đất Việt. Nhưng hôm nay, xin được bắt đầu câu chuyện với những niềm vui giản dị nhưng hết sức ý nghĩa của một bộ phận lớn cư dân cao
Ngày 30/01/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Trường THCS Tô Vĩnh Diện, Công an huyện Buôn Đôn, Trường Tiểu học Ama Trang Lơng, Trường MN Hoa Hướng Dương tổ chức thăm hỏi, tặng quà Tết cho bà con Nhân dân buôn kết nghĩa, gồm buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn và buôn Tung Krắk, xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ.
Cùng với bản sắc văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hữu tình, tinh hoa ẩm thực của đồng bào dân tộc Ê Đê đang trở thành “đặc sản” hút khách. Mùa nào thức nấy, khách thập phương đến Đắk Lắk sẽ không thể quên khoảnh khắc đợi món ăn bên nhà dài. Ðây cũng là cách khách du lịch trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống của địa phương khi đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên đầy nắng, gió.
Cảng Hàng không (CHK) Buôn Ma Thuột cho biết, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, CHK Buôn Ma thuột tăng 16 chuyến bay phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách.
“Lên Tây Nguyên phải nếm rượu cần, về đồng bằng lưu luyến men lá say”. Đúc kết này đã thành lời khuyên phổ biến với du khách của các hướng dẫn viên du lịch kết nối giữa vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Song làm sao để “chính thức đưa rượu cần về xuôi”, vấn đề hóa ra không đơn giản.
Năm 2023 là một năm hết sức sôi động của huyện Buôn Đôn, với những sự kiện thể thao quy mô lớn, tạo nên điểm nhấn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan.