Người Êđê theo chế độ mẫu hệ nên việc cưới hỏi thường do phụ nữ chủ động. Nhà gái chịu trách nhiệm về sính lễ, còn nhà trai có đặc quyền thách cưới. Cô gái sẽ cưới chú rể về chung nhà cha mẹ ruột, nhưng cô cũng có thời gian ở dâu bên nhà trai trước khi cưới. Đây là một trong những nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của người Êđê.
Kết thúc 2023, TripAdvisor, Inc. – công ty du lịch Mỹ chuyên cung cấp các đánh giá liên quan đến du lịch và các diễn đàn du lịch tương tác đã cập nhật danh sách Top Attractions in Dak Lak Province (Các địa danh du lịch hàng đầu tại Đắk Lắk).
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 3 ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch năm 2024 (ngày 30,31/12/2023 và 1/1/2024) Đắk Lắk đón khoảng 21.300 lượt khách, tăng 13,15% so với cùng kỳ năm 2023.
Chào năm mới 2024, du lịch Đắk Lắk tiếp tục khởi sắc với số lượng khách gia tăng tại nhiều điểm đến. Các địa phương, các khu, điểm, đơn vị kinh doanh du lịch có nhiều chương trình vui chơi hấp dẫn, tăng trải nghiệm cho du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 (từ ngày 30/12/2023 đến 1/1/2024).
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch là vấn đề quan trọng, yêu cầu cấp bách trong phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Để thực hiện được “mục tiêu kép”, vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Cận kề năm mới, bà con đồng bào dân tộc thiểu số buôn Kdoh (xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) hội tụ về không gian linh thiêng của buôn để hoà vào niềm vui có nhà cộng đồng mới, trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với những lợi thế sẵn có về thiên nhiên, bản sắc văn hóa; cùng với sự hỗ trợ của chính sách, nhà nước,.. một số buôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đã và đang dần hình thành các mô hình du lịch cộng đồng, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy
Gần một tháng nay, ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) nhộn nhịp, sầm uất với chợ phiên vừa hiện đại vừa truyền thống, gắn với nhiều nét văn hóa đặc trưng, đa dạng của đồng bào các dân tộc. Đây cũng là một địa điểm thu hút du khách, người dân tham quan, mua sắm dịp đón năm mới 2024.
Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1747/QĐ-TTg phê duyệt, trong đó xác định phát triển du lịch toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng nhân lực và dịch vụ, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ ở tầm quốc tế.
Nhiều du khách ấn tượng, thích thú khi trải nghiệm các sản phẩm du lịch đặc trưng liên quan đến văn hóa càphê và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên Đắk Lắk.
Du lịch xanh đang trở thành xu thế không chỉ được cộng đồng các đơn vị kinh doanh du lịch tại Đắk Lắk quan tâm mà còn lan tỏa đến người dân và du khách, cùng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa phát triển bền vững.
Phát triển du lịch nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang được Trung ương, các địa phương xác định là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích kép cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để khai thác được lợi ích kép này, còn rất nhiều việc cần làm.
Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk chào 2024” sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ tối Chủ nhật ngày 31/12/2023 tại Quảng trường 10/3 Thành phố Buôn Ma Thuột.
Cảng vụ hàng không miền Nam tại Buôn Ma Thuột cho biết, năm 2023 Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã đón hơn 1,4 triệu lượt hành khách, tương đương với lượng khách đến Cảng năm 2022.
Liên kết và xúc tiến quảng bá du lịch giữa các tỉnh thành là một trong những giải pháp đưa hình ảnh, thương hiệu du lịch Đắk Lắk đến gần du khách, mở ra cơ hội kết nối hợp tác và từng bước mở rộng thị trường.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, đơn vị tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tạo bước đột phá về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ. Phấn đấu đưa Đắk Lắk trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên.