Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”, có nhiều chương trình hấp dẫn. Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Người Ê Ðê theo chế độ mẫu hệ, điều này được in đậm dấu ấn ở kiến trúc và trang trí nghệ thuật trên ngôi nhà dài truyền thống. Khi đặt chân lên chiếc cầu thang vào nhà, ta thấy những biểu trưng nữ quyền được thể hiện rất rõ nét bởi đôi bầu vú của người phụ nữ và hình vầng trăng khuyết, thậm chí ngay cả ở cách bài trí đồ đạc trong nhà.
Tối 7/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan tuyên truyền lưu động tỉnh lần thứ 18 năm 2024 với chủ đề “Đắk Lắk – Khát vọng tỏa sáng”.
Ngày 1/11/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk, Sở Công Thương Đắk Lắk và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã ký kết Quy chế phối hợp giữa 3 trung trực thuộc 3 sở gồm: Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Xúc tiến Du lịch trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Để khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn, Tp.Buôn Ma Thuột đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái, mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa trao 13 giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm đặc sắc trong đợt triển lãm ảnh nghệ thuật Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc diễn ra tại Quảng trường 10.3 (TP. Buôn Ma Thuột).
Toàn bộ kinh phí bắn pháo hoa nhân dịp 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk sẽ được TP Buôn Ma Thuột huy động xã hội hóa.
Chiều 30-10, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra hội nghị đánh giá sơ kết liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố giai đoạn 2019 – 2025.
Đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống, mỗi năm, cứ sau vụ thu hoạch, đồng bào Êđê ở xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) lại náo nức tổ chức lễ cúng mừng lúa mới.
Một không gian yên bình nơi buôn làng người Êđê mở ra nhiều giá trị văn hóa đã được hồi sinh. Họ cùng làm du lịch không chỉ để kinh doanh, mà đó là sự kết nối. Tất cả họ đều có chung một khát vọng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa.
Hành trình in dấu chân trên bản đồ du lịch của cá nhân có những con đường không đo bằng độ rộng dài, nhộn nhịp phố thị hay thưa thớt nhà cửa mà đo bằng nỗi nhớ, khiến tim mình thôi thúc và muốn nhấc chân đến thêm nhiều lần nữa…
Chi hội Khách sạn, Ẩm thực và Dịch vụ Đắk Lắk trực thuộc Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk. Sự ra đời của Chi hội nhằm hướng đến việc nâng tầm văn hóa ẩm thực và các dịch vụ phục vụ du lịch, góp phần xây dựng hình ảnh Đắk Lắk trở thành điểm đến hấp dẫn, đậm đà bản sắc Tây Nguyên.
Triển khai Kế hoạch số 127/SVHTTDL-QLDL ngày 13/9/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk về việc tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Đắk Lắk, trong các ngày từ 27 – 31/10/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Vũ điệu Ban Mê” được tổ chức dưới tán cây cổ thụ trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại nằm giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trung tâm của Tây Nguyên đại ngàn càng làm cho chương trình thêm phần huyền ảo, kỳ bí, đưa người xem như trở về thời kỳ xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Hiện Đắk Lắk có 4 buôn du lịch cộng đồng là Ako Dhông và Tơng Jŭ ở thành phố Buôn Ma Thuột; Trí ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn và Kuốp ở xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tạo thêm sản phẩm du lịch đặc sắc.
Nhằm trang bị kiến thức về xây dựng và tạo ra sản phẩm du lịch trải nghiệm và cách thức tổ chức, dàn dựng lại không gian sản xuất lao động tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, dịch vụ homestay đạt chất lượng phục vụ khách du lịch. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn