• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật hoang dã ở Tây Nguyên

    Thứ Ba, 19-10-2021 / 10:19:14 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    554 Lượt xem

    Ngày 15/10/2021 Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tổ chức hội thảo “Phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật hoang dã ở Tây Nguyên”. Đây là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (NCPTDL) thực hiện trong năm 2021.

    Ảnh minh họa

    Tham dự hội thảo có TS. Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện NCPTDL chủ trì hội thảo; đại diện một số vụ chức năng của Tổng cục Du lịch và đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Đại diện Ban quản lý các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên Yok Đôn, Chư Yang Sin, Tà Đùng, Kon Ka Kinh, Chư Mom Ray, Ngọc Linh, Bi Đúp Núi Bà và một số doanh nghiệp du lịch.

    Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu cho biết, du lịch trải nghiệm thiên nhiên và khám phá thế giới động vật hoang dã ngày càng phát triển và trở thành xu hướng du lịch phổ biến trên thế giới. Loại hình du lịch này đã có những đóng góp to lớn đối phát triển du lịch ở nhiều quốc gia, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên tự nhiên.

    Tuy nhiên, thực tế phát triển loại hình du gắn với động vật hoang dã ở một số nơi còn thiếu hiệu quả, biến tướng, lạm dụng và can thiệp quá mức đối với tài nguyên tự nhiên, gây ra những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, đặc biệt là đối với các loài động vật hoang dã. Nhiều loài động vật hoang dã bị bắt, thuần chủng, huấn luyện để phục vụ các mục đích du lịch như voi, khỉ, hổ, sư tử, gấu,… Ngoài ra, nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã như thịt thú rừng, thuốc chữa bệnh (cao hổ cốt, vảy tê tê, mật gấu, sừng tê giác, nhung hươu) và đồ trang sức làm từ sừng, nanh vuốt, lông và da các loài động vật hoang dã cũng được sản xuất, bày bán tại một số điểm du lịch.

    TS. Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng VNCPTDL chủ trì hội thảo

    Tây Nguyên là một trong những vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú bậc nhất ở Việt Nam. Tây Nguyên sở hữu nhiều VQG và KBTTN như Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk); Tà Đùng (Đắk Nông), Kon Ka Kinh (Gia Lai); Chư Mom Ray, Ngọc Linh (Kon Tum); Bi Đúp Núi Bà (Lâm Đồng)… Các loài động vật hoang dã tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Tây Nguyên khá đa dạng và phong phú, trong đó, có nhiều loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ. Đây là lợi thế nổi trội để Tây Nguyên phát triển các loại hình du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu rừng nguyên sinh; du lịch gắn với trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu động vật hoang dã.

    Du lịch Tây Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 đã có bước phát triển tích cực, khách du lịch tăng từ hơn 6,3 triệu lượt năm 2015 lên gần 10 triệu lượt năm 2019 (gấp 1,55 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 11,62%/năm. Tổng thu từ khách du lịch của Tây Nguyên cũng tăng đáng kể, từ 10 nghìn tỷ đồng năm 2015, lên 14,7 nghìn tỷ đồng năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 10,16%/năm.

    Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khách du lịch đến Tây Nguyên giảm đáng kể, chỉ đạt gần 6 triệu lượt khách (giảm khoảng 39% so với năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch cũng giảm mạnh, chỉ còn 8,3 nghìn tỷ đồng, giảm 43,5% so với năm 2019, thấp hơn tổng thu từ du lịch của năm 2015.

    Ảnh minh họa

    Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, Tây Nguyên vẫn còn tồn tại nạn săn bắt động vật hoang dã, kinh doanh các sản phẩm làm từ động vật hoang dã và kinh doanh ăn uống các sản phẩm từ động vật hoang dã trên địa bàn.

    Các đại biểu tham dự đánh giá rất cao về chủ đề của hội thảo và khẳng định tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật hoang dã ở Tây Nguyên là rất lớn, cần phải được quan tâm, quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững.

    Phát biểu tổng kết hội thảo, TS. Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện NCPTDL cảm ơn sự đóng góp quý báu của các đại biểu tham dự hội thảo và giao nhóm nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh đề án để báo cáo Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Chính phủ ban hành các chính sách, chương trình, kế hoạch định hướng phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam.

    Nguồn : Tổng cục Du lịch
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3
  • 5.

    Tuyên truyền Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Tuyên truyền Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 6.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter