Tham gia làm du lịch với tư cách là một sản phẩm (quà tặng, lưu niệm) cho du khách khi đến Đắk Lắk, Chương trình OCOP đã từng bước góp phần thúc đẩy “ngành công nghiệp không khói” ở đây phát triển theo hướng bền vững và đa dạng hơn.
Kể từ năm 2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (viết tắt là OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện trên phạm vi cả nước.
Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là nơi có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ với hệ động thực đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm.
Để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong dịp nghỉ Lễ 30/4 – 1/5, những “mắt xích” quan trọng trong ngành du lịch của tỉnh như cơ sở lưu trú, đơn vị lữ hành, điểm du lịch… đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cơ sở vật chất, sản phẩm tour đa dạng, hấp dẫn và mang đậm dấu ấn của địa phương.
Với nhiều giải pháp đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư trong thời gian qua, nhiều công trình, dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện Lắk, góp phần hoàn thiện hạ tầng, là “cú hích” quan trọng để địa phương khai thác tiềm năng, lợi thế, hướng tới mục tiêu trở thành huyện trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh vào năm 2030.
Dịp nghỉ Lễ 30/4 -1/5 sắp đến sẽ đặt thêm những yêu cầu nào với du lịch Đắk Lắk, qua các kế hoạch phục hồi sau đại dịch và đón đầu luồng du khách đến cao nguyên? Trong đó, các điểm nhấn đô thị như TP. Buôn Ma Thuột liệu có tận dụng và khai thác hiệu quả cơ hội để thật sự trở thành những điểm lựa chọn trải nghiệm của du khách?
Sáng 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VH-TT&DL) Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi động Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Dự án được Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn.
Trong khuôn khổ Hội thảo chuyên đề “Văn hóa, Di sản và Du lịch” tổ chức vào ngày 14/4/2023, tỉnh Đắk Lắk đề xuất Chính phủ, các tổ chức, cá nhân của Cộng hòa Pháp quan tâm hỗ trợ địa phương trong lĩnh vực trùng tu các công trình kiến trúc, sưu tầm tư liệu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa và hợp tác phát triển du lịch.
Theo quan niệm của người Ê Đê (Đắk Lắk), trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn. Ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng. Đây còn là vật dụng thể hiện sức mạnh của dòng tộc, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi hiếm hoi lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đặc trưng của các dân tộc Việt Nam, trong đó hai công trình có kích thước lớn là nhà rông Bana và nhà dài Ê Đê. Sau một thời gian dài trưng bày, sử dụng, nhà dài Ê Đê đã xuống cấp. 13 người thợ lành nghề từ Tây Nguyên đã được mời ra sửa lại ngôi nhà đúng như nguyên bản.
Từ ngày 13 – 16/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tham gia gian hàng quảng bá tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Ha Noi), năm 2023 và làm việc với Sở Du lịch, kết nối các đơn vị lữ hành của thành phố Hà Nội.
Với những lợi thế sẵn có như thiên nhiên, bản sắc văn hóa; cùng với sự hỗ trợ của chính sách, nhà nước…, một số buôn, làng trên địa bàn tỉnh, đã và đang dần hình thành các mô hình du lịch cộng đồng, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc.
Nếu rừng khộp chỉ có ở Tây Nguyên thì Đắk Lắk lại là nơi tập trung chủ yếu. Để đến thăm rừng khộp, có nhiều cách đi, đường sá thuận lợi và đang được mở mang.
Tây Nguyên là vùng đất đại ngàn với văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng mang đậm hương vị núi rừng; nhiều món ăn dân dã với cách chế biến độc đáo khiến thực khách ấn tượng.
Theo quan niệm của người Ê Đê (Đắk Lắk), trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn. Ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng. Đây còn là vật dụng thể hiện sức mạnh của dòng tộc, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Do đó, người Ê Đê luôn làm lễ cúng báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.
Những ngày này, người Việt gốc Lào sinh sống tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đang hòa mình vào không khí rộn ràng dịp Tết Bunpimay –Tết Lào. Sau hơn 3 năm bị tạm hoãn do dịch bệnh, năm nay các hoạt động vui tết cổ truyền của dân tộc Lào được tổ chức trở lại tại “làng đảo” Buôn Đôn với quy mô hoành tráng, bài bản, nhiều chương trình hấp dẫn.