Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Thủ tướng phương án mở lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong bối cảnh bình thường mới bằng đường không, đường bộ, đường biển từ ngày 15/3.
Nhận định mở cửa du lịch là vấn đề sống còn của phục hồi kinh tế, các chuyên gia đề nghị đẩy mạnh tiềm năng của du lịch nội địa trong thời gian chờ mở đón khách quốc tế.
Du lịch tự túc là một trong những xu hướng của năm 2022, đòi hỏi các công ty lữ hành phải đổi mới sản phẩm, dịch vụ, phương thức tiếp cận, nếu không muốn đứng ngoài “cuộc chơi”.
Trong giai đoạn 2022 – 2023, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 70 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400.000 – 450.000 tỷ đồng.
Sau 2 năm bị “vùi dập” vì đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục đối mặt với thách thức mới: làn sóng du lịch tự túc.
Nhiều người làm du lịch cho rằng còn quá sớm để nói ngành kinh tế này đang phục hồi, đồng thời đề nghị cần khắc phục những bất cập để giúp du lịch phát triển sau dịch Covid-19 mà không bị rơi vào thế bị động.
Đón đầu lộ trình mở cửa đón khách du lịch quốc tế, từ ngày 15/2, Việt Nam sẽ mở lại mọi đường bay quốc tế thường lệ và dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác…
Đầu năm, nhiều điểm du lịch tưng bừng đón du khách, mang đến những tín hiệu vui cho ngành kinh tế xanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lữ hành bày tỏ lo lắng vì đang đứng ngoài cuộc chơi.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã lên kế hoạch mở cửa hoàn toàn đón du khách quốc tế đến Việt Nam và đưa khách đi du lịch nước ngoài qua tất cả cửa khẩu từ ngày 31-3 tới
Theo Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022-2026, kỳ vọng đặt ra cho năm 2026 là phục vụ khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa. Những con số này bằng với cột mốc của năm 2019. Có thể hiểu theo một cách khác, ngành công nghiệp không khói đã bị thụt lùi mất 7 năm bởi sự tác động của Covid-19.
Theo Tổng cục Du lịch, dịp Tết Nhâm Dần, ngành du lịch đã đón và phục vụ khoảng 6,1 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 3,2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 25.000 tỉ đồng.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, giàu văn hoá mang đậm bản sắc vùng miền. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa góp phần phát triển kinh tế – xã hội nhưng không làm mất đi bản sắc riêng mỗi vùng miền lại là một thách thức lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8-2-2022 về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong văn bản này, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kịp thời công bố lộ trình và triển khai mở cửa lại du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phê duyệt Đề án Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia – Quảng Nam 2022 với chủ đề “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho rằng, cần miễn thị thực đơn phương đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ như thời điểm trước năm 2020 (trước khi dịch Covid-19 bùng phát); bao gồm miễn thị thực đơn phương đối với 24 quốc gia, vùng lãnh thổ và áp dụng thị thực điện tử cho công dân từ 46 quốc gia nhập cảnh vào Việt Nam.
Việc xử lý rác thải, trong đó có rác thải nhựa từ hoạt động du lịch được ngành du lịch, nhất là các đơn vị lữ hành, khách sạn quan tâm thực hiện. Rất nhiều đơn vị du lịch, hãng lữ hành đã phát động chống rác thải nhựa vì môi trường du lịch xanh.