Gần như không có khách quốc tế, hơn 1 năm chống chọi với dịch bệnh, ngành du lịch lao đao. Khó khăn nhưng không bi quan, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thay đổi thị trường để thích nghi. Và một trong những giải pháp được xem như “cứu tinh” vào lúc này chính là thị trường nội địa. Song, không phải cứ hạ giá “kịch sàn” là đón được khách và hễ đón được khách là doanh nghiệp sống được.
Sáng 5/4, Hiệp hội Du lịch và Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2021 và “Diễn đàn du lịch nội địa – Động lực khôi phục du lịch Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới”.
Sáng 5-4, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Họp báo giới thiệu Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội) 2021 và Diễn đàn du lịch nội địa 2021 với nhiều hoạt động nổi bật.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam chọn chủ đề hội chợ năm nay là “Bình thường mới-Cơ hội mới” nhằm khẳng định ngành du lịch với tư thế chủ động, tích cực sẽ vươn lên để khôi phục và phát triển.
Trong giai đoạn “bình thường mới” của nền kinh tế xanh, du lịch MICE và du lịch Golf được xem là hai loại hình hàng đầu có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách sau những tổn thương mà COVID gây ra.
Diễn đàn du lịch nội địa toàn quốc 2021 sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/4 tới tại Ninh Bình. Nhiều vấn đề cả vi mô lẫn vĩ mô được đưa ra bàn thảo như tình hình phát triển du lịch nội địa Việt Nam và khu vực, những yếu tố cần thiết để phát triển cùng cả những giải pháp được coi là khả thi trong điều kiện “bình thường mới”.
“Nhiều tour đã giảm giá đến không tin được nữa. Nếu là đãi nhau thì chỉ đãi một bữa thôi, không thể giảm hơn giá gốc vì ngành du lịch không thể giảm hơn được” – ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhấn mạnh.
Doanh thu của nội địa không cao so với các loại hình du lịch còn lại (du lịch inbound, outbound) nhưng trong bối cảnh hiện nay, du lịch nội địa là cứu tinh của không ít doanh nghiệp.
Trong bối cảnh khó khăn và chỉ có thị trường nội địa, các doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, đặc biệt là khối inbound đứng trước lựa chọn đổi mới hay tiếp tục “ngủ đông”. Các chuyên gia nhận định, đơn vị nào chuyển đổi nhanh hơn sẽ có nhiều cơ hội tồn tại và phát triển.
Là ngành kinh tế tổng hợp, kinh tế du lịch vốn mang tính liên kết mạnh. Hoạt động du lịch có bản chất là sự kết nối. Trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh, phương châm hiện nay đối với các doanh nghiệp du lịch nên là “Phối hợp hành động, chia sẻ lợi ích”.
Hai lần liên tiếp đứng đầu khu vực châu Á tại ba hạng mục Di sản, Văn hóa, Ẩm thực năm 2019 và 2020, năm nay, du lịch Việt Nam được kỳ vọng sẽ có cơ hội được gọi tên ở nhiều hạng mục hơn tại Giải thưởng Du lịch Thế giới – Worl Travel Awards (WTA) 2021.
Để khôi phục, phát triển lại ngành du lịch thì kích cầu du lịch nội địa được xem là giải pháp tiên phong, mang tính chất bền vững, nhất là khi trước kia chúng ta chỉ luôn xem du lịch nội địa như một hoạt động tự phát, không được điều tiết và chưa khai thác được hết thế mạnh, tiềm năng.
Nhà nhà đua nhau xúc tiến, quảng bá du lịch chuẩn bị đón mùa cao điểm từ cuối tháng 4 này, bởi khách nội địa vẫn là cứu cánh. Thế nhưng các nhà làm du lịch chỉ ra rằng không thể chạy theo câu chuyện giảm giá hút khách nữa.
Định hướng chung cho giai đoạn phục hồi 2021 – 2023, Việt Nam sẽ lấy du lịch nội địa làm trọng tâm khai thác. Bên cạnh đó sẽ làm mới sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm du lịch mới để chuẩn bị từng bước mở cửa, tiến tới phục hồi hoàn toàn du lịch quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.
Lấy thị trường nội địa là trọng tâm của ngành du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có chiến lược mới và các chương trình nhằm hướng tới nhóm khách hàng này.
Doanh nghiệp lữ hành và du lịch sẵn sàng các kịch bản đón khách quốc tế trở lại, tuy nhiên họ vẫn đầy trăn trở vì chính sách mở cửa còn không ít khúc mắc.