Ngày 7/3, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) cho biết, vừa công bố Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam. Trong danh sách này, có rất nhiều món độc đáo mang nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, đồng thể hiện được sự đa dạng của ẩm thực Việt từ Bắc chí Nam.
Các doanh nghiệp du lịch Việt đã vượt qua năm 2020 đầy sóng gió. Năm 2021, doanh nghiệp nào mạnh thì may ra còn tồn tại để bước vào “cuộc chiến” mới – chủ động khắc phục hậu quả của COVID-19.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến để triển khai kế hoạch công tác năm 2021 của Hiệp hội du lịch Việt Nam (VITA) diễn ra chiều 3-3, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch VITA cho rằng, trong năm 2021, ngành du lịch cần phải có những giải pháp, biện pháp mới để thoát khỏi tình trạng đóng băng do ảnh hưởng của Covid-19.
Dù đã chuẩn bị kỹ cho chuyến dã ngoại, bạn vẫn có thể quên một vài thứ hoặc phải đối diện với một số tình huống phát sinh. Những mẹo nhỏ sau sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên hoàn hảo.
Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có gần 83 nghìn căn hộ du lịch (condotel), phần lớn nằm trong tòa nhà cao tầng thuộc các khu du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng quỹ đất là “đất thương mại, dịch vụ”, theo quy định của Luật Đất đai, có thời hạn sử dụng đất tối đa 50 năm, trường hợp đặc biệt tối đa không quá 70 năm.
Du lịch bảo vệ môi trường là xu hướng hiện được nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm. Trong khi không ít người cho rằng, đi du lịch phải được hưởng các dịch vụ một cách đầy đủ, thoải mái chứ không phải để đi nhặt rác thì vẫn có những người lựa chọn đi ngược chiều với số đông, bởi họ ý thức được rằng, đó mới là hướng đi bền vững và có trách nhiệm.
Dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo bức tranh du lịch toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu tươi sáng. Năm 2021, ngành du lịch Việt xác định phương châm “Liên kết, hành động và phát triển”, trong đó tiếp tục tập trung khôi phục, phát triển du lịch nội địa.
Du lịch nội địa đã “rục rịch” khởi động lại sau thời gian ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ trước Tết Nguyên đán tới nay nhằm đón đầu đợt du lịch hè sắp tới.
Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng lại chịu những ảnh hưởng nặng nề như dịch COVID-19 vừa qua. Tuy nhiên với thị trường nội địa gần 100 triệu dân cùng với công cuộc phòng chống dịch hiệu quả của nước ta, còn rất nhiều dư địa để du lịch nội địa tăng trưởng.
Đầu năm 2021, ngành du lịch tiếp tục chịu tổn thất nặng do dịch Covid-19 bùng phát. Để thích ứng với tình hình mới, ngành du lịch đang nỗ lực vượt qua khó khăn.
Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp cố gắng giữ lực lượng nòng cốt để có thể sớm quy tụ, hoạt động lại sau dịch.
Dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch trên toàn cầu, khiến mọi hoạt động liên quan gần như tê liệt. Song, cũng chính sự đóng băng của du lịch truyền thống đã mở đường để du lịch số lên ngôi, trong đó hình thức du lịch ảo được xem là xu hướng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành du lịch.
Nhằm ‘cứu’ ngành ‘kinh tế không khói’ và hàng không, nhiều quốc gia có ý tưởng cho phép những người đã tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 tự do đi lại giữa các quốc gia. Nhưng thực tế không đơn giản…
Sự bùng phát trở lại của dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng khiến du lịch những tháng đầu năm 2021 với nhiều hy vọng “khởi sắc” lại rơi vào tình trạng ảm đạm. Trước tình hình đó, ngành du lịch các địa phương đã có nhiều biện pháp để chủ động vượt khó.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Hai vừa qua đạt gần 11.000 lượt người, giảm 38,3% so với tháng trước và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lodgis Hospitality, đầu tư vào thị trường du lịch với mong muốn Việt Nam trở thành lựa chọn ưu tiên đối với du khách quốc tế…