Nhằm thúc đẩy giai đoạn phục hồi du lịch trong giai đoạn mới, Văn phòng Chính phủ vừa chính thức ban hành kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về loạt các giải pháp cần nhanh chóng triển khai.
Lĩnh vực du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu 11,1 tỷ USD vào năm 2024, vượt mức doanh thu 10,8 tỷ USD vào năm 2019 – trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức rà soát, đánh giá lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để đề xuất, kiến nghị các giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày (từ ngày 1 đến 4/9), là kỳ nghỉ dài cuối cùng trong năm, lại đúng thời điểm trước thềm năm học mới. Ðây là thời gian thuận lợi để nhiều người tranh thủ đi du lịch cùng gia đình, bạn bè.
Các doanh nghiệp (DN) du lịch đều có chung nhận định, ngành du lịch, nhất là mảng du lịch nội địa, đang có sự phục hồi ngoạn mục. Song việc tiếp cận các gói hỗ trợ vốn nhằm tăng tốc trên đường đua phục hồi vẫn còn nhiều gian nan.
Du lịch Việt Nam cần nhanh chóng chớp lấy thời cơ, tận dụng mọi cơ hội để phục hồi, thích ứng an toàn, phát triển nhanh, trở thành điểm đến uy tín và có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế
Thị trường du lịch Việt Nam được du khách quốc tế biết đến chủ yếu bởi cảnh đẹp, thức ăn ngon. Nhưng bấy nhiêu chưa đủ để thu hút thêm lượng khách có các nhu cầu khác.
Bất chấp những biến động của thị trường xăng dầu thế giới cũng như bất ổn chính trị chung quanh căng thẳng Nga-Ukraine trong suốt thời gian qua, thị trường du lịch Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi mạnh mẽ , đặc biệt du lịch nội địa có sự tăng trưởng vượt bậc.
Chính sách thị thực (visa) là một trong những yếu tố khiến du lịch Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt du khách quốc tế. Theo các chuyên gia, nguồn thu từ khách quốc tế chiếm phần lớn doanh thu toàn ngành, do vậy phải sớm tháo gỡ các rào cản về chính sách thị thực.
Trong năm 2022, ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu đón 5 triệu lượt khách quốc tế, nhưng tới thời điểm này số lượng khách quốc tế vẫn chưa được như kỳ vọng. Nhằm thu hút khách du lịch quốc tế trong thời gian tới, nhiều hội nghị liên kết du lịch giữa các địa phương đã được tổ chức, với mục đích phát huy sức mạnh trong xây dựng sản phẩm, tăng sức hấp dẫn của điểm đến.
Ngành du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Coivd-19. Tuy nhiên, sự khởi sắc của du lịch trong thời gian qua chỉ tập trung ở du lịch nội địa, còn du lịch quốc tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tìm ra giải pháp để thu hút khách quốc tế đến thành phố nhiều hơn là điều cần thiết để thúc đẩy du lịch phát triển toàn diện.
Hiện tượng ứng xử thiếu văn minh, lịch sự về thái độ phục vụ, giá của một số cơ sở dịch vụ ẩm thực, hành vi thiếu ý thức của du khách gây ảnh hưởng đến ngành du lịch.
“Trật nhịp” trong giải ngân, hết room tín dụng, vay không được, hoặc vay lãi suất cao, điều kiện ràng buộc quá khó khăn, khó tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất 2%… vẫn tiếp tục là mối băn khoăn của các doanh nghiệp du lịch. Điều đó là một cản trở lớn với doanh nghiệp trong việc phục hồi và mở rộng hoạt động kinh doanh, thậm chí dẫn đến chuyện đi “vay nóng” bên ngoài hoặc thậm chí phải phá sản.
Không chỉ chinh phục được khẩu vị của bạn bè quốc tế mà những món ăn này còn liên tục xuất hiện trên báo nước ngoài với những lời khen “có cánh”.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch sáng 17/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch; đồng thời nghiên cứu, đề xuất cụ thể về chính sách ưu đãi về thuế, phí, tiền thuê đất… cho các cơ sở dịch vụ du lịch.
Có thể nói việc ký kết hợp tác, phát triển du lịch của 10 tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên vào ngày 5/8 vừa qua là tín hiệu lạc quan giúp ngành kinh tế quan trọng này tăng tốc và khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.