Ngày 4/11/2022, Tổng cục Du lịch ban hành Công văn số 1818/TCDL-TTTTDL gửi Sở quản lý lĩnh vực du lịch tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp triển khai công tác chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.
Từ ngày 7-9/11, đoàn công tác Du lịch Việt Nam sẽ tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế WTM 2022 tại London, Vương quốc Anh.
Được Bộ Ngoại giao lựa chọn là sản phẩm quảng bá trên nền tảng số trong chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” diễn ra lần lượt tại Áo, Ấn Độ, Hàn Quốc trong tháng 9, 11, 12/2022, trò chơi điện tử “Lạc Việt phiêu lưu ký” (Lac Viet Adventures) đưa người chơi nhập vai thành du khách để khám phá những địa danh, kho tàng văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến mà chuyên trang du lịch nổi tiếng wonderslist.com gợi ý cho du khách nếu đang có ý định lên kế hoạch cho chuyến đi với chi phí tiết kiệm.
Ngày 2.11, Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức Hội thảo dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy thị trường khách du lịch nội địa trong bối cảnh mới- thách thức và giải pháp”. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn chủ trì Hội thảo.
Trong khi hoạt động du lich đang dần phục hồi trở lại sau dịch COVID-19 thì các khách sạn, cơ sở lưu trú trong cả nước vẫn đang lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động.
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Mười đạt 484,4 nghìn lượt người, tăng 12,1% so với tháng trước và gấp 45,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Thống kê của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch cho thấy, trong tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ, khách nội địa giảm so với tháng 9. Nhìn chung, du lịch vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt.
Trong 10 tháng năm 2022, lượng khách du lịch từ Hàn Quốc tới Việt Nam đạt hơn 130.000 người, tăng đến hơn 56 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Du lịch Thủ đô đã sớm hoàn thành kế hoạch đón khách năm 2022. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid-19 cơ bản đã chấm dứt, nhu cầu du lịch của du khách tăng cao, Hà Nội hoàn toàn có thể đặt những mục tiêu cao hơn, nhất là với dòng khách quốc tế. Bởi vậy, thành phố cần triển khai những biện pháp mới để đẩy nhanh hơn nữa quá trình hồi phục du lịch.
Nhiều du khách quốc tế cho biết rất nhớ Việt Nam nên đã quay lại ngay sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và cảm thấy an toàn khi ở đây.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 10 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 2,35 triệu lượt người, gấp 18,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 83,7% so với cùng kỳ 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19. Riêng trong tháng 10/2022, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 12,1% so với tháng trước.
Những năm gần đây, du lịch Tây Nguyên được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm và yêu thích. Bởi nơi đây có những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo, những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Trong đó, không thể không nhắc tới Măng Đen – một vùng đất bình yên, trong trẻo, bao la, hùng vĩ.
Chuyển đổi số là một yêu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Ở đó, sự thay đổi của thị trường với chủ thể trọng tâm là khách du lịch đã buộc các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý cần có giải pháp thích ứng nhanh chóng và tận dụng những thành tựu công nghệ số để chuyển đổi mô hình, cách thức hoạt động…
Tại Diễn đàn EATOF lần thứ 17 năm 2022, lãnh đạo các tỉnh thành viên đã cùng nhau Ký kết Tuyên bố chung Đại hội đồng EATOF lần thứ 17, theo đó các thành viên EATOF cùng thống nhất: Nâng tầm EATOF từ “Diễn đàn Du lịch Liên khu vực Đông Á” (East Asia Inter-Regional Tourism Forum) thành “Liên minh Du lịch Liên khu vực
Tổng cục Du lịch đang triển khai xin ý kiến dự thảo Đề án Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030.