Hướng dẫn viên (HDV) du lịch là một trong những đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ dành cho người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ (Nghị quyết 68) ban hành ngày 1/7/2021.
Khi dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại, người làm du lịch không chỉ lo việc được tiêm chủng COVID-19 mà lãnh đạo ngành còn phải lên lộ trình nhằm kích hoạt nền kinh tế xanh.
Ngày 14/7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có văn bản thống nhất chủ trương cho xây dựng phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vaccine…
Một trong các điều kiện để hướng dẫn viên (HDV) được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 là phải có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ HDV. Trong khi đó, hiện nay, đa phần HDV chỉ có hợp đồng theo tour khiến nhiều HDV băn khoăn không biết có hợp lệ để làm hồ sơ nhận gói hỗ trợ không?
Sáng 14/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Đặc thù của du lịch mang tính mùa vụ nên có tới 90% hướng dẫn viên (HDV) du lịch là lao động tự do, cộng tác với các công ty lữ hành nên rất khó có hợp đồng làm việc như theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến các bộ, ngành về kế hoạch, quy trình thí điểm đón khách quốc tế có “hộ chiếu vắc xin” đến Phú Quốc trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 10-2021.
“Sức mạnh mềm” đó chính là việc sử dụng các giá trị văn hóa để sâu chuỗi tất cả các lĩnh vực khác nhau, giúp gia tăng giá trị trải nghiệm mới cho du khách cũng như người dân bản địa.
Bao năm ăn nên làm ra nhờ nguồn thu từ du lịch, bất ngờ đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài dai dẳng khiến nhiều người rơi vào tình thế lao đao.
Tổng cục Du lịch cho biết, trong nửa năm 2021, khách du lịch nội địa tại Việt Nam ước đạt 30,5 triệu lượt, trong đó có 15,8 triệu lượt khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 134.000 tỷ đồng, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngày 9/7/1960, ngành Du lịch được thành lập theo Nghị định số 26/CP của Hội đồng Chính phủ, đánh dấu sự khởi đầu của một ngành kinh tế được định hướng phát triển trên cơ sở khai thác, phát huy các giá trị tài nguyên của đất nước. Trải qua 61 năm hình thành và phát triển, ngành Du lịch đã nhận được
Những năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách và những kết quả ấn tượng. Hiện nay, ngành Du lịch đang bước vào giai đoạn phát triển ở tầm cao mới với nhiều thời cơ và khó khăn, thách thức mới.
Việc áp dụng “hộ chiếu vaccine” sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch đón khách quốc tế, khai thác thị trường nội địa sau thời gian đóng băng vì dịch Covid-19. Nhưng để làm được điều này, ngành du lịch cần đẩy nhanh tiến độ thí điểm thực hiện ở một số điểm, từ đó lập “hành lang xanh” đón khách an toàn…
Đại dịch đã tác động đến mối quan tâm của du khách khi sức khỏe, sự an toàn và tính linh hoạt ngày càng được chú trọng. Do đó, để thu hút du khách trong sau đại dịch, các doanh nghiệp lưu trú cần lưu ý những tiêu chí này.
Ngày 6/7, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch Thành phố đã tập trung thực hiện đa dạng giải pháp triển khai nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển du lịch. Đặc biệt, ngành du lịch TP Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai đa dạng giải pháp cải cách hành chính hỗ trợ doanh nghiệp.
Mô hình du lịch kết hợp với hoạt động thiện nguyện đã phát triển tại Việt Nam nhiều năm nhưng đa phần dành cho du khách lớn tuổi hoặc các cơ quan, tổ chức. Với mục đích giúp các bạn trẻ đi du lịch, qua đó phát triển bản thân, tăng năng lực hỗ trợ cộng đồng và tìm hiểu văn hóa bản địa tại các địa